Đáng chú ý, cây xanh này là kết quả của một dự án tái chế sáng tạo, sử dụng hàng ngàn chai nhựa đóng cặn bẩn để giúp thuyền neo đậu. Điểm đến này đã thu hút nhiều khách du lịch đến Uganda - một quốc gia ở phía Đông của châu Phi.
Cựu hướng dẫn viên du lịch James Kateeba đã bắt đầu đóng thuyền vào năm 2017 để giải quyết hàng tấn rác thải nhựa mà anh nhìn thấy trong hồ sau những trận mưa lớn. James Kateeba nhận ra rằng con tàu có thể là một ví dụ về kinh doanh bền vững trên bờ hồ Victoria: một nhà hàng nổi và quán bar có thể thả neo.
Nhiều người đến Luzira (Ugandan) thư giãn cũng không hề biết về lịch sử của con thuyền. Ông Kateeba khẳng định đây là "nỗ lực bảo tồn" đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ một trong những hồ lớn của châu Phi khỏi sự ô nhiễm cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Hồ Victoria là hồ nước ngọt lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, hồ nước đã bị ảnh hưởng bởi chất thải chảy tràn và những ô nhiễm khác bởi khai thác cát hay giảm mực nước một phần do biến đổi khí hậu.
Các lớp rác thải nhựa trôi nổi gần một số bãi biển trong mùa mưa đang khiến các cộng đồng ngư dân sống phụ thuộc nhiều vào hồ lo ngại.
"Thực tế, đây là vấn đề ô nhiễm cấp quốc gia… Tôi quyết định thiết kế một thứ gì đó khác lạ để ứng phó với tình trạng này", ông Kateeba nói.
Ông Kateeba đã huy động ngư dân gần hồ thu gom chai nhựa và nhận được hơn 10 tấn chai nhựa trong vòng 6 tháng. Các lô chai nhựa được buộc trong lưới đánh cá và phủ một lớp đất rắn, tạo ra nền vững chắc để neo đậu con thuyền và đó cũng là mảnh đất màu mỡ để các loại cây nhiệt đới leo lên. Ông Kateeba cho biết ngày nay, chiếc thuyền có thể phục vụ thoải mái 100 du khách đến cùng một lúc.
Jaro Matusiewicz, một doanh nhân đến từ Hy Lạp cho biết "chưa bao giờ thấy một nơi nào tuyệt vời như vậy".
"Đây là một ý tưởng rất hay. Chương trình thu thập rác từ chai nhựa và sử dụng chúng đúng mục đích, điều đó thật tuyệt vời. Bạn không chỉ làm sạch môi trường mà còn mang đến một thứ gì đó độc đáo", Jaro Matusiewicz nói.
Ông Kateeba hy vọng hành động của ông sẽ được xem là kinh nghiệm xử lý rác thải cho những sáng kiến tương tự sau này.
"Tôi chắc chắn rằng, với một số kinh nghiệm mà chúng tôi có được từ việc này, có thể khuyến khích nhiều người khác làm như vậy để bảo vệ môi trường cũng như giải quyết ô nhiễm nhựa trên Hồ Victoria", Kateeba chia sẻ./
(Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam)
- Biến rác thành tiền(25/08/2023)
- Phương pháp mới làm rác thải nhựa biến mất(25/08/2023)
- Các chỉ thị khung trong quản lý rác thải nhựa tại Châu Âu(07/09/2023)
- Người dùng sẽ chịu thiệt vì mức phí tái chế đối với doanh nghiệp cao bất hợp lý(07/09/2023)
- Chuyên gia nêu loạt giải pháp giúp Việt Nam ‘chống ô nhiễm nhựa’(12/09/2023)
- Chỉ gần 10% đồ nhựa dùng một lần được tái chế(12/09/2023)
- Tin tức Túi nilong – Dùng sao để không bị nhiễm độc?(20/09/2023)
- Giải pháp sáng tạo trong xử lý nhựa tại Australia(21/09/2023)
- 6 bước chính của một thiết kế thành công cho chương trình sản xuất(21/09/2023)
- Kinh tế tuần hoàn - xu thế không thể đảo ngược(21/09/2023)
- Tính đúng, tính đủ định mức chi phí tái chế(27/09/2023)
- Ngành nhựa đang trải qua một sự thay đổi toàn cầu(27/09/2023)