Theo số liệu thống kê, khoảng 8 triệu tấn nhựa thải ra đại dương mỗi năm, tương đương mỗi phút thải ra một xe chở rác nhựa với khối lượng lớn từ châu Á, trong đó có Việt Nam. Với tốc độ này, dự báo đến năm 2050, các vùng biển sẽ chứa nhiều rác thải nhựa hơn cá.
Mặc dù vấn đề ô nhiễm nhựa không mới, song vẫn tồn tại khoảng cách lớn giữa kiến thức và hành động. Do đó, UNESCO và GreenHub phát động chiến dịch “Plastic-19 Lockdown Challenge” nhằm nâng cao nhận thức, hướng tới thay đổi hành vi của cộng đồng trong quản lý rác thải nhựa, với phương châm: thay đổi suy nghĩ - từ chối - tái sử dụng - giảm thiểu - tái chế. Chiến dịch gồm một chuỗi 19 thử thách khác nhau nhằm giảm thiểu nhựa trong 19 ngày. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để người tham gia có thể hình thành thói quen giảm thiểu rác thải nhựa. Mặt khác, con số 19 được đưa ra trong bối cảnh cả thế giới đang đối mặt với đại dịch COVID-19. Sự tương đồng này mang hàm ý rằng rác thải nhựa cũng là một vấn đề nhức nhối và to lớn cần được quan tâm.
Các thử thách được thiết kế một cách hấp dẫn, đa dạng, hợp với xu hướng giới trẻ nhằm hướng đến đối tượng thanh niên Việt Nam từ 18 đến 35 tuổi. Thông qua chiến dịch, các bạn trẻ được thỏa sức thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình và cùng nhau lan tỏa hành động tích cực về việc thay đổi suy nghĩ – từ chối - tái sử dụng - giảm thiểu - tái chế rác thải nhựa. Những ai hoàn thành thử thách sớm nhất sẽ được UNESCO và GreenHub trao tặng kỷ niệm chương phiên bản giới hạn. Tất cả mọi người đều có thể tham gia chiến dịch tại https://plastic19lockdownchallenge.wbc.vn/
Nhiều nghệ sĩ Việt Nam cũng chung tay lan tỏa chiến dịch như ca sĩ Erik, đạo diễn Ngãi Võ, ca sĩ Ngọc Khuê, MC Anh Thơ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, ca sĩ Hà Lê, ca sĩ Quốc Đại, ca sĩ Kyo York, ca sĩ-nhà sản xuất âm nhạc Đoàn Nhược Quý.
Chiến dịch “Plastic-19 Lockdown Challenge” nằm trong khuôn khổ Sáng kiến “Thanh niên và Đổi mới sáng tạo vì Đại dương xanh” do UNESCO thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Coca Cola Foundation (TCCF) và khuôn khổ Dự án “Giảm ô nhiễm Rác thải nhựa với các Giải pháp Địa phương” của GreenHub do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, phối hợp thực hiện cùng các đối tác: April Advertising Vietnam, i17 Event Solutions, Adam Muzic và Trịnh Công Sơn Foundation.
Sáng kiến Thanh niên và Đổi mới sáng tạo vì Đại dương xanh hỗ trợ các Khu dự trữ sinh quyển Thế giới ven biển giải quyết vấn đề rác thải nhựa thông qua trao cơ hội cho thanh niên và các nhà khoa học trẻ đưa ra các giải pháp sáng tạo và thực tế, hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam.
Chương trình nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của xã hội vào các vấn đề liên quan đến rác thải nhựa thông qua các chiến dịch truyền thông và hoạt động đào tạo do thanh niên khởi xướng; hình thành Mạng lưới Thanh niên và các nhà khoa học trẻ hành động vì sự Đổi mới trong Khoa học và Kỹ thuật (U-INSPIRE) với vai trò như một diễn đàn hỗ trợ chia sẻ kiến thức và ý tưởng sáng tạo từ các thanh niên của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề về rác thải đại dương, môi trường, và phát triển của quốc gia.
Trong khi đó, dự án “Giảm ô nhiễm Rác thải nhựa với các Giải pháp Địa phương” được hỗ trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và thực hiện bởi Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub), Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE), Mạng lưới Một sức khoẻ các trường Đại học Việt Nam (VOHUN), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế (Gimasys). Mục tiêu của dự án là giảm ô nhiễm rác thải nhựa thông qua các hành động tập thể từ trung ương tới địa phương, huy động sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng và cá nhân, tập trung vào: kiến thức về sức khỏe môi trường; giải pháp dựa trên thông tin, dữ liệu; vận động chính sách; các sáng kiến kinh doanh và sự tham gia của doanh nghiệp; truyền thông (truyền thống và hiện đại).
(Theo VPAS.vn)
- Quá trình di chuyển vòng quanh Trái Đất của rác thải nhựa(18/12/2021)
- Thông báo thay đổi địa chỉ công ty(11/02/2022)
- Giá hạt nhựa PE, PP vẫn chịu áp lực trong năm 2023(18/01/2023)
- DoE nghĩ ra cách mới để tái chế nhựa sử dụng một lần(04/02/2023)
- Net Zero Plastic áp dụng mô hình bù đắp carbon để giảm thiểu chất thải nhựa(11/02/2023)
- Biến rPET thành Túi Sản phẩm Cao cấp(19/02/2023)
- Tái chế miễn phí củng cố nền kinh tế nhựa tuần hoàn(25/02/2023)
- Cà rốt tốt cho mắt của bạn và cho các polyme sinh học có thể phân hủy sinh học(04/03/2023)
- Nova Ra Mắt Nhựa Polyethylene Tái Chế Cho Bao Bì Tiếp Xúc Với Thực Phẩm(10/03/2023)
- Phụ gia lignin tăng cường tính chất của sợi carbon, nhựa tái chế(18/03/2023)
- Gia hạn kiểm soát áp dụng chống bán phá giá BOPP nhựa nhập khẩu(22/04/2023)
- Phát triển giải pháp tái chế hóa học cho polystyren nhờ Kỹ thuật Công nghệ Ineos Styrolution(22/04/2023)