Theo nhật báo Khoa học và Công nghệ số ra ngày 20/9, một công ty hóa chất của Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất vật liệu hóa chất phân hủy sinh học polyglycolide (PGA) với lượng phát thải CO2 giảm khoảng 65%.
Cụ thể, Công ty hóa chất Yulin, một công ty con của Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Trung Quốc ở tỉnh Thiểm Tây, miền Tây Bắc Trung Quốc, ngày 19/9 đã đưa vào dây chuyền sản xuất nhựa PGA với sản lượng 50.000 tấn/năm.
PGA có thể bị phân hủy bởi các vi khuẩn trong môi trường như đất, nước biển mà không gây độc hại. Nhựa này có thể được dùng vào sản xuất các sản phẩm đóng gói thực phẩm, như túi nhựa dùng một lần, hộp cơm và ống hút.
PGA cũng có thể được dùng để sản xuất vật liệu cho khai thác dầu mỏ và khí đốt cũng như khâu phẫu thuật và vật liệu làm khung xương phục vụ ngành y tế.
So với nhựa polyolefin truyền thống, việc sản xuất nhựa PGA dựa trên đốt than đá, có thể giảm lượng tiêu thụ than đá khoảng 50% và giảm lượng khí thải khoảng 65%. Do vậy, giá trị gia tăng công nghiệp của PGA cao gấp 2 hoặc 3 lần dù chi phí sản xuất tương tự chi phí sản xuất nhựa polyolefin./.
(Theo www.vpas.vn)
- Dùng rác thải nhựa cho động cơ tên lửa(11/12/2021)
- Sinh viên Bách Khoa biến rác thải nhựa thành thành gạch(25/12/2021)
- Ô nhiễm nhựa do nông nghiệp đang rất đáng báo động(02/01/2022)
- Vi khuẩn tiến hóa ăn rác thải nhựa(14/01/2022)
- Hơn 50% chim biển nuốt phải phụ gia nhựa(20/01/2022)
- Sản xuất xăng dầu từ nhựa lốp xe cũ(06/03/2022)
- Tái chế chai nhựa thành quần áo(23/02/2022)
- Chỉ 9% trong 353 triệu tấn rác thải nhựa được tái chế(10/03/2022)
- Dừng sản xuất nhựa sử dụng 1 lần từ năm 2030(19/03/2022)
- Sử dụng đậu bắp để loại bỏ vi nhựa trong nước(25/03/2022)
- Các chai nhựa tái chế làm rò rỉ nhiều hóa chất hơn vào đồ uống(02/04/2022)
- Nữ kỹ sư biến nhựa phế thải thành gạch(09/04/2022)