Theo nhật báo Khoa học và Công nghệ số ra ngày 20/9, một công ty hóa chất của Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất vật liệu hóa chất phân hủy sinh học polyglycolide (PGA) với lượng phát thải CO2 giảm khoảng 65%.
Cụ thể, Công ty hóa chất Yulin, một công ty con của Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Trung Quốc ở tỉnh Thiểm Tây, miền Tây Bắc Trung Quốc, ngày 19/9 đã đưa vào dây chuyền sản xuất nhựa PGA với sản lượng 50.000 tấn/năm.
PGA có thể bị phân hủy bởi các vi khuẩn trong môi trường như đất, nước biển mà không gây độc hại. Nhựa này có thể được dùng vào sản xuất các sản phẩm đóng gói thực phẩm, như túi nhựa dùng một lần, hộp cơm và ống hút.
PGA cũng có thể được dùng để sản xuất vật liệu cho khai thác dầu mỏ và khí đốt cũng như khâu phẫu thuật và vật liệu làm khung xương phục vụ ngành y tế.
So với nhựa polyolefin truyền thống, việc sản xuất nhựa PGA dựa trên đốt than đá, có thể giảm lượng tiêu thụ than đá khoảng 50% và giảm lượng khí thải khoảng 65%. Do vậy, giá trị gia tăng công nghiệp của PGA cao gấp 2 hoặc 3 lần dù chi phí sản xuất tương tự chi phí sản xuất nhựa polyolefin./.
(Theo www.vpas.vn)
- Biến rác thành tiền(25/08/2023)
- Phương pháp mới làm rác thải nhựa biến mất(25/08/2023)
- Các chỉ thị khung trong quản lý rác thải nhựa tại Châu Âu(07/09/2023)
- Người dùng sẽ chịu thiệt vì mức phí tái chế đối với doanh nghiệp cao bất hợp lý(07/09/2023)
- Chuyên gia nêu loạt giải pháp giúp Việt Nam ‘chống ô nhiễm nhựa’(12/09/2023)
- Chỉ gần 10% đồ nhựa dùng một lần được tái chế(12/09/2023)
- Tin tức Túi nilong – Dùng sao để không bị nhiễm độc?(20/09/2023)
- Giải pháp sáng tạo trong xử lý nhựa tại Australia(21/09/2023)
- 6 bước chính của một thiết kế thành công cho chương trình sản xuất(21/09/2023)
- Kinh tế tuần hoàn - xu thế không thể đảo ngược(21/09/2023)
- Tính đúng, tính đủ định mức chi phí tái chế(27/09/2023)
- Ngành nhựa đang trải qua một sự thay đổi toàn cầu(27/09/2023)