Theo Khoản 14 Điều 3 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường: "Sản phẩm nhựa sử dụng một lần" là các sản phẩm (trừ sản phẩm gắn kèm không thể thay thế) bao gồm khay, hộp chứa đựng thực phẩm, bát, đũa, ly, cốc, dao, thìa, dĩa, ống hút, dụng cụ ăn uống khác có thành phần nhựa được thiết kế và đưa ra thị trường với chủ đích để sử dụng một lần trước khi thải bỏ ra môi trường.
Khoản 15 Điều 3 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định: "Bao bì nhựa khó phân hủy sinh học" là bao bì có thành phần chính là polyme nguồn gốc từ dầu mỏ như nhựa Polyme Etylen (PE), Polypropylen (PP), Polyme Styren (PS), Polyme Vinyl Clorua (PVC), Polyethylene Terephthalate (PET) và thường khó phân hủy, lâu phân hủy trong môi trường thải bỏ (môi trường nước, môi trường đất hoặc tại bãi chôn lấp chất thải rắn).
Bên cạnh đó, nội dung về bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) được nêu tại Khoản 3 Điều 64 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Theo Khoản 3 Điều 64 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, sau ngày 31/12/2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.
Ảnh minh họa
Với quy định nêu trên, doanh nghiệp có thể từng bước nghiên cứu việc sử dụng sản phẩm thay thế là sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam; nghiên cứu sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 64 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh ban hành quy định và tổ chức triển khai hoạt động quản lý chất thải nhựa; bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học.
Với quy định nêu trên, sản phẩm mỳ ăn liền được lưu chứa trong bao bì nhựa khó phân hủy sinh học vẫn được lưu hành tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 64 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, từ ngày 1/1/2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50 cm x 50 cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 µm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường. Với quy định nêu trên, trong trường hợp màng film, màng co chỉ có 1 lớp, không thuộc loại túi ni lông khó phân hủy sinh học, không áp dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 64 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam
- Dùng rác thải nhựa cho động cơ tên lửa(11/12/2021)
- Sinh viên Bách Khoa biến rác thải nhựa thành thành gạch(25/12/2021)
- Ô nhiễm nhựa do nông nghiệp đang rất đáng báo động(02/01/2022)
- Vi khuẩn tiến hóa ăn rác thải nhựa(14/01/2022)
- Hơn 50% chim biển nuốt phải phụ gia nhựa(20/01/2022)
- Sản xuất xăng dầu từ nhựa lốp xe cũ(06/03/2022)
- Tái chế chai nhựa thành quần áo(23/02/2022)
- Chỉ 9% trong 353 triệu tấn rác thải nhựa được tái chế(10/03/2022)
- Dừng sản xuất nhựa sử dụng 1 lần từ năm 2030(19/03/2022)
- Sử dụng đậu bắp để loại bỏ vi nhựa trong nước(25/03/2022)
- Các chai nhựa tái chế làm rò rỉ nhiều hóa chất hơn vào đồ uống(02/04/2022)
- Nữ kỹ sư biến nhựa phế thải thành gạch(09/04/2022)