Theo báo cáo của Liên đoàn Đường bộ Nam Phi, đường ổ gà gây thiệt hại khoảng 3,4 tỷ USD mỗi năm cho việc sửa chữa xe cộ và chi phí y tế. Các chai đựng sữa bằng nhựa đang được tái chế để làm đường ở Nam Phi, với hy vọng giúp nước này giải quyết vấn đề rác thải và cải thiện chất lượng đường bộ.
Shaluanga Construction trở thành công ty đầu tiên ở Nam Phi làm một đoạn đường có một phần bằng nhựa tái chế ở tỉnh KwaZulu-Natal (KZN).
Hiện tại, họ đã sửa chữa hơn 400m đường ở Cliffdale, ngoại ô Durban, sử dụng nhựa đường được làm từ gần 40.000 chai nhựa đựng sữa loại 2 lít. Shaluanga sử dụng polyetylen mật độ cao (HDPE), một loại nhựa dày thường được sử dụng cho bình sữa. Một nhà máy tái chế địa phương biến nhựa này thành dạng viên, được nung nóng đến 1900C và được trộn với các chất phụ gia. Chất này thay thế 6% chất kết dính bitum của nhựa đường, vì vậy mỗi tấn nhựa đường có khoảng 118 - 128 chai. Shaluanga cho biết lượng khí thải độc hại được tạo ra ít hơn so với các quy trình truyền thống và hợp chất này bền hơn, chịu nước tốt hơn nhựa đường thông thường, chịu được nhiệt độ cao tới 70°C và dưới 0°C.
Không giống như ở châu Âu, nơi nhựa tái chế thường được thu thập trực tiếp từ nhà dân, ở Nam Phi, 70% nhựa tái chế có nguồn gốc từ bãi rác. Nhựa sẽ chỉ được lấy từ bãi rác nếu có nơi nào đó để tiêu thụ, chẳng hạn như làm đường. Shaluanga nói rằng bằng cách biến chai nhựa thành đường, sẽ tạo ra một thị trường mới cho chất thải nhựa, cho phép các nhà máy tái chế tận dụng được nhiều hơn từ rác của quốc gia.
(Theo Hiệp Hội Nhựa Việt Nam)
- Thúc đẩy công nghệ tái chế chất thải nhựa tiến tới mục tiêu thực hiện nền kinh tế tuần hoàn(20/05/2023)
- Liên Hiệp quốc: Thế giới có thể cắt giảm 80% ô nhiễm nhựa vào năm 2040(20/05/2023)
- Châu Á cần thức tỉnh trong vấn đề ô nhiễm nhựa trên biển(20/05/2023)
- Tái sử dụng là biện pháp hiệu quả nhất giúp giảm ô nhiễm nhựa(20/05/2023)
- Nguyên liệu bơ sữa Hoa Kỳ: lợi thế cho sự đổi mới và phát triển bền vững(20/05/2023)
- Kết hợp điện mặt trời với sản xuất nông nghiệp, triển vọng phát triển của năng lượng Việt Nam(20/05/2023)
- Thị trường vật liệu in 3D tăng vọt gần 26% mỗi năm(20/05/2023)
- Tái chế rác thành phân vi sinh và hạt nhựa(20/05/2023)
- Đối thoại về nhựa và rác thải nhựa - Khoảng trống chính sách cần thu hẹp(20/05/2023)
- Có nên uống nước nóng trong cốc nhựa dùng một lần?(20/05/2023)
- Đề xuất nhiều giải pháp về chi phí tái chế (27/06/2023)
- Nhận biết các loại nhựa và khả năng tái chế chúng(29/06/2023)