TÁI DƯƠNG TÍNH COVID 19 LÀ GÌ?

D6/38E Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP. HCM

phuchongplastic@gmail.com

TÁI DƯƠNG TÍNH COVID 19 LÀ GÌ?
23/08/2020 - 01:08:42 PM | 2482
Rất nhiều bạn bè tôi lần đầu được biết về “tái dương tính”, “dương tính giả”, “xác virus”. Các bạn cần tìm hiểu cho chính bạn, cho người thân và cộng đồng xung quanh, tránh gây hoang mang khi ai đó xung quanh bạn bị “tái dương tính”

TÁI DƯƠNG TÍNH COVID 19

Hiện nay, may mắn ở Việt Nam là trong cộng đồng những người “mang số” với COVID-19 đang còn rất ít. Tuy nhiên, đã bắt đầu có hiện tượng nghi “tái dương tính” có thể “mắc kẹt” với tình trạng này sau điều trị.

Thật ra, ngay cả các chuyên gia y tế nếu không chuyên nghiên cứu về virus COVID-19, không để ý thì sẽ không nắm rõ hiện tượng này. Ngược lại, các chuyên gia đầu ngành lại rất rõ về nó. Nó không còn là giả thuyết nữa, mà đã có rất nhiều nghiên cứu, bài báo quốc tế về việc này.

Trước tiên, tôi chân thành cám ơn tất cả mọi người đã quan tâm theo dõi, động viên và ủng hộ tôi. Cám ơn gia đình anh Y. bạn H. đã tiếp tế gửi tiếu xào, chưng yến, khoai lang, chưng nước cốt chanh sả. Cuối tuần của tôi luôn ấm áp vì anh em bạn bè đã quan tâm rất nhiều.

Nhờ đó, tôi tiếp tục đi qua từng ngày với căn bệnh này, tinh thần tốt nên sức khoẻ tôi hiện tại tốt. Tôi cảm giác mình đã và đang lướt qua COVID-19.

Tôi vẫn tập luyện mỗi ngày, các bài tập mà cậu huấn luyện viên luôn chỉ dẫn trước đây. Tôi vẫn đi bộ tới lui hằng ngày. Tôi xem như kỳ nghỉ quân đội, tự mình tập luyện và thư giãn. Vì chúng ta đều biết sức khoẻ của mình do chính mình quyết định.

Các xét nghiệm mỗi ngày vẫn được tiếp tục, chủ yếu là xét nghiệm RT-PCR, vẫn mong chờ điều may mắn mỗi ngày.

Tương tự, tình hình BN 601, 602 vẫn ổn, tất cả chúng tôi vẫn luôn được các chuyên gia y tế chăm sóc tốt và nhiệt tình. Tôi xin cảm ơn và biết ơn các chị hộ lý, điều dưỡng và các bạn y tá, các bác sĩ đã vất vả vì chúng tôi.

 

 

TẠI SAO CÓ "TÁI DƯƠNG TÍNH?

"Giờ đây, một nhóm các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã tiết lộ rằng, các báo cáo về bệnh nhân coronavirus được hồi phục xét nghiệm dương tính với nhiễm coronavirus 2 (SARS-CoV-2) hội chứng hô hấp cấp tính nặng lần thứ hai là do lỗi xét nghiệm chứ không thực sự tái nhiễm.

Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Hàn Quốc cho biết, các mảnh vi-rút đã chết rất có thể gây ra kết quả dương tính với việc nhiễm SARS-CoV-2 trong số 260 người đã khỏi bệnh. Các cuộc kiểm tra thậm chí còn cho thấy sự hiện diện của những mảnh vỡ này thậm chí vài tuần sau khi phục hồi hoàn toàn.

Oh Myoung-don, người đứng đầu ủy ban lâm sàng trung ương về kiểm soát dịch bệnh mới nổi ở Hàn Quốc, cho biết có rất ít lý do để tin rằng các ca bệnh xuất hiện do sự tái hoạt động của virus hoặc tái nhiễm.

Tiến sĩ Oh, đồng thời là bác sĩ bệnh viện tại Đại học Quốc gia Seoul, giải thích: “Các xét nghiệm đã phát hiện ra axit ribonucleic của vi rút đã chết.

Xét nghiệm thông thường được sử dụng để phát hiện SARS-CoV-2 là xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase hoặc xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, có những hạn chế về mặt kỹ thuật đối với thử nghiệm. Nó không thể phân biệt được virus trong người bệnh còn sống hay đã chết.

“Xét nghiệm PCR khuếch đại tính di truyền của virus được sử dụng ở Hàn Quốc để kiểm tra COVID-19, và các trường hợp tái phát là do giới hạn kỹ thuật của xét nghiệm PCR. Tế bào biểu mô đường hô hấp có thời gian bán hủy lên đến ba tháng, và virus RNA trong tế bào có thể được phát hiện bằng xét nghiệm PCR từ một đến hai tháng sau khi loại bỏ tế bào”, Tiến sĩ Oh giải thích.

Cho đến nay, đã có hơn 260 người cho kết quả dương tính trở lại ở Hàn Quốc. Những bệnh nhân này đã hồi phục và được tuyên bố là không có vi rút.

Báo cáo mới đã xác nhận đánh giá trước đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc rằng những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính trở lại hầu như không có hoặc không có khả năng lây nhiễm. Điều này có nghĩa là họ không thể truyền vi-rút cho người khác, dựa trên các tế bào nuôi cấy vi-rút mà tất cả đều không tìm thấy vi-rút sống ở những bệnh nhân đã hồi phục.”

Hiểu rõ để không sợ hãi, hiểu rõ để tránh hoang mang, có như vậy mới dân an, cộng đồng mới bình an. Làm khoa học rất cần sự chính xác để xác định từng trường hợp cụ thể. Nếu có vấn đề thì phải giải quyết vấn đề.

Tôi mong nhiều chuyên gia y tế tại Việt Nam truyền thông về vấn đề này nhiều hơn, có nhiều phương pháp xét nghiệm, giải pháp loại trừ giúp cho bệnh nhân sau điều trị khỏi “mắc kẹt” với việc tái dương tính này.

 

"Theo 24h.com.vn"