Dự án của Tập đoàn Năng lượng tái tạo Trung Phi của Zambia hiện đang xử lý 1,5 tấn chất thải để tạo ra 600-700 lít dầu diesel và xăng mỗi ngày trên cơ sở thí điểm.
(Nguồn video: VTC14)
Điều đó hầu như không đủ để làm giảm bớt núi rác của đất nước hoặc hóa đơn nhập khẩu nhiên liệu hàng năm trị giá 1,4 tỷ USD cho 140 triệu lít xăng mỗi ngày mà nước này tiêu thụ. Nhưng đối với Giám đốc điều hành Mulenga Mulenga, đó là sự khởi đầu của một điều gì đó lớn lao hơn. Ông nói với Reuters tại nhà máy của mình: “Vào lúc cao điểm, chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ có thể đóng góp thậm chí 20-30% lượng nhiên liệu được sử dụng trong nước”. Ông cho biết, công ty đang tìm kiếm khoản đầu tư 60 triệu USD để nâng sản lượng nhiên liệu hàng ngày lên 400 tấn dầu diesel, 125 tấn xăng và 30 tấn khí hóa lỏng (LPG). Tất cả chỉ bằng một nửa chi phí nhiên liệu nhập khẩu.
Nhựa và cao su được làm từ các chuỗi hydrocacbon dài có thể được đốt nóng và phân hủy thành một thứ tương tự như dầu thô. Trong trường hợp nhựa và cao su tổng hợp, chúng sẽ là nguyên liệu thô ban đầu. Một số công ty trên toàn cầu đang đầu tư vào quy trình này, bao gồm đốt cao su và nhựa phế thải trong lò phản ứng, sau đó trộn với chất xúc tác để sản xuất dầu diesel, xăng và LPG.
Các dự án như vậy "xanh" ra sao đang là chủ đề tranh luận. Từ góc độ biến đổi khí hậu, cần rất nhiều năng lượng để chuyển chất thải thành nhiên liệu và các sản phẩm của nó vẫn thải khí CO2 vào không khí khi đốt cháy. Quản lý chất thải là một thách thức nghiêm trọng đối với Zambia và nếu mọi người vẫn đang sử dụng nhiên liệu, những người ủng hộ lập luận này cho rằng tốt hơn là nó nên được sản xuất từ chất thải tái chế. "Chúng tôi đang làm sạch môi trường bằng cách loại bỏ tất cả chất thải này và chúng tôi đang chuyển đổi nó thành năng lượng", ông Mulenga nói.
(Thep www.vpas.vn)
- Thúc đẩy công nghệ tái chế chất thải nhựa tiến tới mục tiêu thực hiện nền kinh tế tuần hoàn(20/05/2023)
- Liên Hiệp quốc: Thế giới có thể cắt giảm 80% ô nhiễm nhựa vào năm 2040(20/05/2023)
- Châu Á cần thức tỉnh trong vấn đề ô nhiễm nhựa trên biển(20/05/2023)
- Tái sử dụng là biện pháp hiệu quả nhất giúp giảm ô nhiễm nhựa(20/05/2023)
- Nguyên liệu bơ sữa Hoa Kỳ: lợi thế cho sự đổi mới và phát triển bền vững(20/05/2023)
- Kết hợp điện mặt trời với sản xuất nông nghiệp, triển vọng phát triển của năng lượng Việt Nam(20/05/2023)
- Thị trường vật liệu in 3D tăng vọt gần 26% mỗi năm(20/05/2023)
- Tái chế rác thành phân vi sinh và hạt nhựa(20/05/2023)
- Đối thoại về nhựa và rác thải nhựa - Khoảng trống chính sách cần thu hẹp(20/05/2023)
- Có nên uống nước nóng trong cốc nhựa dùng một lần?(20/05/2023)
- Đề xuất nhiều giải pháp về chi phí tái chế (27/06/2023)
- Nhận biết các loại nhựa và khả năng tái chế chúng(29/06/2023)