Tầm quan trọng của đại dương đối với cuộc sống con người là không phải bàn cãi. Chúng ta đều biết rằng rác thải nhựa là một trong những đe dọa lớn nhất của các đại dương. Chính vì vậy, việc giải quyết vấn nạn "ô nhiễm trắng" trên biển là thách thức của thế kỷ 21.
Nhiều con sư tử biển đã được giải cứu tại Argentina sau khi bị mắc kẹt trong đống rác thải và lưới đánh cá. Theo Mundo Marino, một tổ chức chuyên giải cứu các động vật biển, trong thời gian gần đây, số lượng sư tử biển bị mắc kẹt trong rác thải có chiều hướng gia tăng. Nguồn gốc của sự ô nhiễm ảnh hưởng đến sư tử biển và các loài khác không chỉ là chất thải biển mà còn là chất thải con người để lại tại các bãi biển.
Ông Sergio Rodriguez Heredia, nhà sinh vật học Argentina, nói: "Theo một cách nào đó, các hành động của con người như khai thác tài nguyên liên tục nếu không được xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng đến động vật hoang dã biển trong thời gian dài". Và sớm hay muộn con người cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Còn tại Hy Lạp, chỉ trong vòng hai tuần, các thợ lặn đã vớt được hơn 23 tấn rác thải, trong đó có khoảng 20 tấm lưới khổng lồ dưới đáy biển. Những chiếc lưới bỏ hoang này còn gọi là lưới ma vì hầu như không thể nhìn thấy chúng dưới nước và đây là cái bẫy giết hại nhiều động vật biển hàng năm. Theo báo cáo của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, mỗi năm có khoảng từ 19 đến 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó phần lớn là rác thải từ sản phẩm nhựa dùng một lần. Loại rác thải này chiếm tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm biển, mặc dù ngày càng nhiều nước có hành động cấm hoặc hạn chế loại sản phẩm này.
88% các loài sinh vật biển mà tổ chức này nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nhựa rất nghiêm trọng. Rác thải nhựa đã xuất hiện ở cả những vùng xa xôi nhất và những vùng nguyên sinh của Trái đất như vùng băng Bắc Cực và trong cả các loài cá sinh sống tại khu vực sâu nhất của đại dương là Rãnh Mariana. Báo cáo cũng dự đoán, sản lượng nhựa sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040, khiến lượng rác thải nhựa trên đại dương tăng gấp 4 lần.
(Theo www.vpas.vn)
- Thanh tra, kiểm soát chặt chẽ các làng nghề, cơ sở tái chế nhựa(02/05/2024)
- Người mua châu Âu chuyển sang sử dụng PET nguyên sinh khi giá R-PET Flakes tăng cao(02/05/2024)
- Hong Kong (Trung Quốc) cấm đồ bằng nhựa dùng một lần từ 22/4(02/05/2024)
- Cuộc chiến tái chế rác thải nhựa ở Indonesia(02/05/2024)
- CHINAPLAS 2024 -Triển lãm Quốc tế lần thứ 36 về Công nghiệp Nhựa và Cao su(03/05/2024)
- Chung tay hành động thúc đẩy sản phẩm tái chế(20/05/2024)
- Nhựa HDPE có thể tái sử dụng được không(20/05/2024)
- Hướng dẫn mọi người cách phân loại rác thải nhựa (20/05/2024)
- Thời hạn dừng sản xuất, nhập khẩu nhựa dùng một lần(03/06/2024)
- Vì sao Mỹ quyết liệt cấm chai, túi, thìa dĩa nhựa tại các công viên?(03/06/2024)
- Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn sản xuất thành công nhiều sản phẩm nhựa hữu ích và thân thiện môi trường(03/06/2024)
- Rác thải nhựa đại dương và những con số biết nói(17/06/2024)