Nhìn lại 10 năm ngành may mặc Việt Nam và sự phát triển trong năm 2021

TĐS 255, TBĐ 18, Ấp Bình Lợi, Xã Khánh Hoà Đông, Huyện Đức Hoà, Tỉnh Long An

phuchongplastic@gmail.com

Nhìn lại 10 năm ngành may mặc Việt Nam và sự phát triển trong năm 2021
21/02/2021 - 11:02:27 AM | 5662
Các doanh nghiệp dệt may vừa trải qua năm 2020 nhiều gian khó tuy nhiên nhìn lại chặng đường 10 năm qua có thể thấy những bước tiến lớn của ngành và dự kiến sự trở lại mạnh mẽ trong năm 2021

DẤU MỐC 2010

Vào thời điểm năm 2010, May Việt Tiến (VGG) dẫn đầu toàn ngành về doanh thu với con số 2.313 tỷ đồng, vị trí thứ hai thuộc về Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) với 1.993 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu khiêm tốn với 499 tỷ đồng nhưng Dệt may Việt Nam (VGT) khi đó có lãi tới 201 tỷ đồng và trở thành doanh nghiệp dệt may có mức lợi nhuận cao nhất trong ngành, tuy nhiên vào thời điểm đó VGT thu về tới hàng trăm tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính. Tính chung cả năm 2010, 14 doanh nghiệp dệt may mang về tổng cộng 12.351 tỷ đồng và mức lợi nhuận hơn 997 tỷ đồng.

 

nhin-lai-10-nam-nganh-may-mac-viet-nam-va-su-phat-trien-trong-nam-2021-01

 

VINATEX: KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ DẪN ĐẦU

Chỉ sau 10 năm tổng doanh thu của các doanh nghiệp dệt may đã tăng mạnh từ 12.350 tỷ đồng lên 54.138 tỷ đồng tương ứng tăng cao gấp hơn 4 lần so với năm 2010 trong đó đáng chú ý nhất là mức tăng trưởng vượt trội của Vinatex (VGT) từ mức doanh thu 489 tỷ đồng tăng mạnh lên tới 5 con số suốt giai đoạn 2014 – 2020 và đạt đỉnh 19.101 tỷ đồng vào năm 2018.

 

nhin-lai-10-nam-nganh-may-mac-viet-nam-va-su-phat-trien-trong-nam-2021-02

 

Trong khi đó suốt 10 năm qua doanh thu của KMR, TET, TDT, HUG, MPT gần như không thể bứt phá, mỗi năm các doanh nghiệp này chỉ duy trì vài chục đến vài trăm tỷ đồng doanh thu. Đáng chú ý là Dệt - May Nha Trang (NTT) trong giai đoạn từ 2012 – 2016 có mức doanh thu vượt lên trên 1.000 tỷ đồng tuy nhiên sau đó doanh thu lại có xu hướng giảm và xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015 với 855 tỷ đồng trong năm 2020. Tiếp đó là trường hợp của Fortex (FTM) cũng đã từng có giai đoạn từ 2016 – 2019 duy trì doanh thu trên 1.000 tỷ đồng để rồi rớt mạnh xuống chỉ còn vỏn vẹn 81 tỷ đồng trong năm 2020.

 

nhin-lai-10-nam-nganh-may-mac-viet-nam-va-su-phat-trien-trong-nam-2021-03

 

Cùng với doanh thu lớn Vinatex (VGT) cũng có mức lợi nhuận cao trong suốt giai đoạn 2010 – 2020 và đóng góp chính vào mức lợi nhuận của ngành, đáng chú ý là mặc dù có doanh thu thấp hơn đáng kể so với VGT nhưng GIL, MSH và STK đang tỏ ra có hiệu quả kinh doanh hơn khi kết thúc năm 2020 thậm chí lợi nhuận của GIL còn vượt qua cả VGT, MSH và STK chỉ có doanh thu chỉ có mức doanh thu xếp hạng thấp trong nhóm tuy nhiên so với cột mốc 2010 thì đây cũng là 2 doanh nghiệp có lợi nhuận tăng cao.

 

nhin-lai-10-nam-nganh-may-mac-viet-nam-va-su-phat-trien-trong-nam-2021-04

 

Đối với nhóm doanh nghiệp còn lại có thể thấy thời điểm năm 2010 May Mặc Bình Dương (BDG) có lợi nhuận cao hơn hẳn các doanh nghiệp còn lại tuy nhiên những năm sau đó lợi nhuận liên tục trồi sụt. Một số doanh nghiệp dệt may khác có dấu hiệu hụt hơi trong cuộc đua lợi nhuận như HSM, KMR, MPT. Đáng chú ý là tình trạng thua lỗ liên tiếp trong 3 năm gần đây của NTT và khoản lỗ lên tới 200 tỷ đồng năm 2020 của Fortex.

 

nhin-lai-10-nam-nganh-may-mac-viet-nam-va-su-phat-trien-trong-nam-2021-05

 

NĂM 2020 ĐẦY KHÓ KHĂN

nhin-lai-10-nam-nganh-may-mac-viet-nam-va-su-phat-trien-trong-nam-2021-07

Dệt May Việt Nam (VGT) mặc dù vẫn dẫn đầu toàn ngành nhưng cả doanh thu và lợi nhuận cũng sụt giảm mạnh trong năm 2020. Tiếp đó May Việt Tiến (VGG) ghi nhận mức lãi ròng giảm mạnh tới 65% xuống còn 143 tỷ đồng – cũng là mức lãi thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây của doanh nghiệp dệt may này. Theo VGG, nguyên nhân là do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Nhật Bản, Mỹ và EU (đây là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tổng Công ty). Các đối tác nhập khẩu tại các nước này đã giảm 1 phần đơn hàng dẫn đến doanh thu giảm.

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm cho một số đơn hàng khách đã yêu cầu giảm giá bán từ 1-2% so với giá ký ban đầu. Bên cạnh đó, các khoản dự phòng tăng và các khoản chi phí đầu vào Công ty vẫn phải duy trì thanh toán đúng theo quy định. Từ đó dẫn đến doanh thu và lãi ròng Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) lần lượt giảm 3% và 34% so với cùng kỳ, xuống còn 4.484 tỷ đồng và 152 tỷ đồng.

Cá biệt có các khoản lỗ 200 tỷ đồng của Đầu tư và Phát triển Đức Quân (FTM) và NTT cũng báo lỗ tiếp 25 tỷ đồng trong khi 2 năm trước đó cũng thua lỗ.

Trong khó khăn vẫn có những doanh nghiệp vượt khó thành công trong đó có thể kể đến trường hợp của Damsan (ADS), nhờ giá bán thành phẩm sợi cotton tăng và ghi nhận thêm nguồn thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã giúp lãi ròng của ADS tăng mạnh lên 23 tỷ đồng, gấp gần 3 lần năm trước.

Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) đã đầu tư từ trước để sản xuất các đơn hàng khẩu trang, đồ bảo hộ y tế và phát triển vải kháng khuẩn, vải có tính năng vượt trội để đáp ứng yêu cầu cao và thời gian giao hàng gấp rút. Nhờ đó đã giúp lãi ròng của TCM tăng 28%, đạt 275 tỷ đồng.

 

nhin-lai-10-nam-nganh-may-mac-viet-nam-va-su-phat-trien-trong-nam-2021-07

 

Bức tranh chung của toàn ngành dệt may năm 2020 chính là năm đầu tiên sau 25 năm, xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng âm 10,5%, chỉ đạt 35,2 tỷ USD so với 39 tỷ USD năm 2019. Tuy nhiên, trong bối cảnh tổng cầu thế giới giảm trên 22%, từ 740 tỷ USD, xuống 600 tỷ USD, các quốc gia cạnh tranh đều có mức giảm 15-20%, thậm chí gần 30% nếu bị cách ly dài, thì mức giảm của Việt Nam còn là ít.

Trong khi đó, nhờ không bị gián đoạn sản xuất, nên thị phần của hàng dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, lần đầu đạt 20% tại thị trường Mỹ, trong đó nhiều tháng đứng ở vị trí số 1 về thị phần. Các hiệp định thương mại, nhất là EVFTA tuy không thể bù đắp được sự sụt giảm về kim ngạch, nhưng cũng đã có những tác dụng đáng kể trong việc giảm thiểu thiếu hụt đơn hàng.

 

TRIỂN VỌNG MỚI TRONG NĂM 2021

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) dự báo giá trị xuất khẩu năm 2021 có thể phục hồi về mức năm 2019, đạt 39 tỷ USD, tương đương với mức tăng trưởng 10.6% so với cùng kỳ, cao hơn so với CAGR giai đoạn 2015-2019 là 9.9%. Bộ Công Thương cũng nhận định, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới, các thương hiệu cao cấp sẽ hưởng lợi nhiều.

Đáng chú ý, năm 2021 nhiều đặc điểm mới của chuỗi cung ứng sẽ được thiết lập như xu thế giảm giá chi phối toàn thị trường; hàng hóa dệt may đơn giản thay thế hàng thời trang, dẫn tới nhiều năng lực sản xuất dư thừa nhưng năng lực mới lại thiếu hụt; mô hình kinh doanh online, giảm trung gian, đòi hỏi quản trị và giao tiếp số với toàn bộ các thành phần của chuỗi cung ứng…

Mặc dù chưa công bố các kế hoạch kinh doanh chi tiết trong năm 2021 tuy nhiên để vực dậy ngành, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch đầu tư dự án mới trong năm 2021. Trong đó để nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng với tình hình mới, Vinatex sẽ tập trung bổ sung, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, kết nối chuỗi trong các doanh nghiệp thành viên, tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn tập đoàn chi phối, số hóa việc quản trị, sao cho chất lượng quản trị được nâng cao, phát triển hài hòa các mảng sợi, vải, may.

TCM dự kiến đẩy mạnh đầu tư mở rộng các nhà máy May - Đan - Nhuộm để phục vụ đơn hàng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng các đơn hàng sợi và vải ngày càng cao cho các doanh nghiệp dệt may trong nước để hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP và EVFTA. Về mặt hàng thời trang, Công ty lên kế hoạch phát triển theo hướng online thay vì mở chuỗi bán lẻ để bắt kịp xu hướng mua sắm hiện đại.

TNG cũng đang xây dựng các kịch bản cho năm 2021 để chủ động trong mọi tình huống, trong đó ưu tiên việc đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động trong hệ thống của Công ty.

(Theo Cafef.vn)