Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Exposure & Health, hạt vi nhựa có kích thước từ 0,0001 đến 5 mm có khả năng thay đổi thành phần hệ vi sinh vật đường ruột.
Về cơ bản, những hạt nhựa nhỏ bé này đang tàn phá đường ruột của bạn. Những thay đổi trong đường tiêu hóa do nhựa có liên quan đến các bệnh chuyển hóa như béo phì, tiểu đường và bệnh gan mạn tính.
Khi ở trong ruột, các hạt nhựa dẫn tới phản ứng miễn dịch và gây ra tình trạng viêm
Khi nghiên cứu những tác động của hạt vi nhựa với cơ thể, các nhà khoa học của Đại học Vienna cũng phát hiện ra cách mà những chất dẻo nhỏ bé này đi vào mô ruột của con người.
Khi ở trong ruột, các hạt nhựa dẫn tới phản ứng miễn dịch và gây ra tình trạng viêm. Nhiều bằng chứng ghi nhận, vi nhựa kích hoạt các yếu tố liên quan tới sự hình thành ung thư.
Uống đủ lượng nước khuyến nghị (1,5 đến 2 lít mỗi ngày) chỉ qua chai nhựa sẽ đưa 90.000 hạt nhựa vào cơ thể bạn mỗi năm.
Nhưng uống nước thông thường cũng không giải quyết được triệt để vấn đề trên. Những người uống cùng một lượng nước từ vòi hấp thụ khoảng 40.000 hạt nhựa mỗi năm.
Tác động sức khỏe của nhựa có thể không đảo ngược được và đây là nguy cơ mà các thế hệ tương lai phải đối mặt. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu thừa nhận, nhựa khó thay thế trong cuộc sống hàng ngày.
Lukas Kenner, một trong những tác giả, cung cấp thêm thông tin, hạt vi nhựa có hại hơn cho những người bị bệnh mạn tính.
Vị chuyên gia giải thích: "Đường ruột khỏe mạnh có nhiều khả năng tránh được các nguy cơ về sức khỏe. Những thay đổi cục bộ trong đường tiêu hóa, chẳng hạn như biểu hiện của bệnh mạn tính hoặc căng thẳng, dễ tạo điều kiện cho hạt vi nhựa gây ra các tác hại".
(Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam)
- Lịch sử phát triển của nhựa(24/01/2021)
- Cậu bé 12 tuổi và phát minh máy lọc chất thải nhựa dưới đại dương(24/01/2021)
- 50 mẹo giúp ít sử dụng nhựa hơn(31/01/2021)
- Những kỷ lục khoa học mới được xác lập trong năm 2020(07/02/2021)
- Siêu vật liệu mềm dẻo nhưng lại có độ bền gấp 5 lần gang thép(07/02/2021)
- Đá Moissanite - Vật liệu tuyệt với có thể thay thế kim cương(21/02/2021)
- Nhìn lại 10 năm ngành may mặc Việt Nam và sự phát triển trong năm 2021(21/02/2021)
- Cách nhận biết nhựa có độc không(06/03/2021)
- Vật chất đắt nhất thế giới(21/03/2021)
- Chai nhựa - sát thủ vô hình trong thời tiền sử(28/03/2021)
- Một số điều thú vị về balo chống gù(11/04/2021)
- Một số điều bạn nên biết về túi giữ nhiệt(11/04/2021)