Đến nay, đa phần nhựa được sản xuất từ dầu mỏ, thông qua công nghệ hóa dầu. Trong suốt quá trình dài để sản xuất ra nhựa, từ khai thác dầu mỏ, nhiêu liệu vận hành các nhà máy, lượng khí thải Đến khi kết thúc vòng đời, quá trình đốt rác thải nhựa, một trong những cách xử lý phổ biến ở những nơi không có công nghệ tái chế đủ tốt, vẫn tiếp tục thải ra lượng phát thải nhà kính khổng lồ.
Tính riêng tại Mỹ, trong suốt vòng đời từ sản xuất đến thải bỏ, ngành nhựa thải ra hơn 230 triệu tấn phát thải các bon, tương đương với phát thải của 116 nhà máy nhiệt điện than với công suất mỗi nhà máy đạt khoảng 500 MW, theo nghiên cứu của hiệp hội Beyond Plastics và đại học Bennington College. Nghiên cứu này cũng cho biết, hầu hết các nhà máy hóa dầu đều được đặt tại khu vực có thu nhập thấp và đóng góp 90% lượng khí thải gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng cho những khu vực này. Trong khi các quốc gia đang có kế hoạch cắt giảm nhiệt điện than để thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu theo Thỏa thuận Paris, tuy nhiên các nhà máy sản xuất nhựa nguyên sinh vẫn tiếp tục được xây dựng. Chỉ tính riêng tại Mỹ, 15 nhà máy nhựa đang được lên kế hoạch xây dựng và vận hành.
Ông Judith Enck. Chủ tịch Beyond Plastics nhận xét, kế hoạch xây dựng các nhà máy nhựa nguyên sinh “đang triệt tiêu nỗ lực cắt giảm điện than”. “Phát thải khí nhà kính từ ngành công nghiệp nhựa là điều đáng kinh ngạc, tuy nhiên điều chúng tôi lo ngại hơn cả là rất ít cuộc thảo luận của các chính phủ hay cộng đồng doanh nghiệp nói về điều này”, ông Enck cho biết.
Tuy nhiên, theo nhiều nguyên cứu, vật liệu nhựa cũng đóng góp tích cực vào công tác giảm thiểu khí thải nhà kính, nhờ vào độ bền và trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với các vật liệu khác như thủy tinh, giấy, kim loại hay gỗ. Nhựa cũng duy trì an ninh lương thực thông qua việc bảo quản thực phẩm tốt hơn. Như vậy, giải pháp cho vấn đề phát thải nhà kính của ngành nhựa không phải hạn chế việc sản xuất nhựa, mà là tăng cường sản xuất nhựa tái sinh, tái chế.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Đại học Bennington và Beyond Plastics nhấn mạnh, hoạt động tái chế phải đảm bảo chất lượng cao để thực sự trở thành giải pháp, bởi ngành công nghiệp tái chế bằng phương pháp cũ cũng là nguồn phát thải khí nhà kính rất lớn.
(theo VPAS.vn)
- Cuộc chiến M&A và cạnh tranh trên sân nhà của ngành nhựa(31/07/2019)
- Tấm nhựa kỹ thuật Hồng Phúc ra đời thay thế các sản phẩm truyền thống lỗi thời(31/07/2019)
- Lượng nhựa thải ra mỗi ngày từ các hãng đồ uống lớn có thể phủ kính hơn 80 sân bóng đá!(12/04/2020)
- Ứng dụng nhựa PE cao phân tử làm áo chống đạn(19/04/2020)
- Tái sử dụng nhựa HDPE để làm đường(26/04/2020)
- Các loại hạt nhựa nguyên sinh thường gặp(16/05/2020)
- Tiềm năng trong công nghệ xử lý và tái chế nhựa(24/05/2020)
- 10 quốc gia đi đầu trong việc thanh toán online(21/06/2020)
- Xăng tăng giá liên tiếp 4 lần!(28/06/2020)
- Chế biến rác thải nhựa polyethylene thành nhiên liệu diesel(11/07/2020)
- Pestalotiopsis microspora - Nấm ăn Nhựa(26/07/2020)
- Ký hiệu các loại nhựa thường gặp(09/08/2020)