Ông Khaled Raafat, đồng sáng lập của TileGreen, tổ chức chuyên giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa cho biết: "Đến nay, TileGreen đã tái chế hơn 5 triệu túi nhựa, nhưng đây mới chỉ là bước khởi đầu. Công ty đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ tái chế hơn 5 tỷ túi nhựa”.
Tại nhà máy của công ty ở ngoại ô Cairo, công nhân mang những chiếc thùng lớn chứa hỗn hợp rác thải nhựa để nấu chảy và nén lại. Sản phẩm là các viên gạch được bán cho các nhà phát triển bất động sản và các công ty ký hợp đồng để sử dụng cho việc lát gạch ngoài trời.
Tại Ai Cập, rác thải nhựa thường bị vứt bỏ trên đường hoặc được xử lý tại các bãi rác không chính thức hoặc bị đốt cháy. Trong những năm gần đây, Ai Cập đã cấm sử dụng nhựa dùng một lần ở một số tỉnh.
Tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27), Bộ trưởng Môi trường Ai Cập Yasmine Fouad cho biết chính phủ đang làm việc với các siêu thị để cấm đồ nhựa dùng một lần vào giữa năm 2023 và hướng tới việc cấm chúng trên toàn quốc vào năm 2024.
(Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam)
- Lịch sử phát triển của nhựa(24/01/2021)
- Cậu bé 12 tuổi và phát minh máy lọc chất thải nhựa dưới đại dương(24/01/2021)
- 50 mẹo giúp ít sử dụng nhựa hơn(31/01/2021)
- Những kỷ lục khoa học mới được xác lập trong năm 2020(07/02/2021)
- Siêu vật liệu mềm dẻo nhưng lại có độ bền gấp 5 lần gang thép(07/02/2021)
- Đá Moissanite - Vật liệu tuyệt với có thể thay thế kim cương(21/02/2021)
- Nhìn lại 10 năm ngành may mặc Việt Nam và sự phát triển trong năm 2021(21/02/2021)
- Cách nhận biết nhựa có độc không(06/03/2021)
- Vật chất đắt nhất thế giới(21/03/2021)
- Chai nhựa - sát thủ vô hình trong thời tiền sử(28/03/2021)
- Một số điều thú vị về balo chống gù(11/04/2021)
- Một số điều bạn nên biết về túi giữ nhiệt(11/04/2021)