Trước đây, Việt Nam chỉ nhập nhựa nguyên liệu để chế biến các sản phẩm chai nhựa, bao bì thì nay xuất khẩu ngược sản phẩm nhựa tái chế sang một trong những thị trường khó tính nhất là Mỹ.
Ngày 14.3, tại TP.HCM diễn ra lễ công bố Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao (HVNCLC) 2023 và hội thảo với chủ đề: Hành trình đến nền kinh tế xanh. Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Tân Thành, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, người tiêu dùng ngày nay không chỉ cần sản phẩm chất lượng và giá rẻ mà phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội. Xu hướng phát triển xanh, bền vững là yêu cầu bắt buộc và Việt Nam đã có những bước tiến dài về mặt chính sách trên con đường này. Bằng chứng là các chính sách phát triển năng lượng tái tạo thông qua cơ chế giá. Tốc độ phát triển điện mặt trời, điện gió của Việt Nam hiện đang dẫn đầu trong khu vực.
Ở góc độ doanh nghiệp ngành nhựa, ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững Công ty Nhựa tái chế Duy Tân, cho biết: Ở Đức cũng như nhiều nước phát triển trên thế giới, các bao bì sản phẩm có thành phần từ nhựa tái chế được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hơn so với sản phẩm nhựa thông thường. Theo dòng chảy đó, Nhựa Duy Tân đã thành lập Công ty Nhựa tái chế Duy Tân để đẩy mạnh sản xuất dòng sản phẩm từ nhựa tái chế.
"Nhựa tái chế của chúng tôi đã đạt 15 chứng nhận khác nhau của thế giới về tiêu chuẩn nhựa cho ngành thực phẩm. Chúng tôi cũng là đối tác cung cấp bao bì nhựa tái chế cho nhiều thương hiệu toàn cầu. Trong năm 2022, công ty đã xuất khẩu 4.000 tấn hạt nhựa tái chế vào thị trường Mỹ. Đây là quy trình ngược so với quy trình nhập khẩu và sản xuất bao bì nhựa từ trước tới nay. Trong năm 2022, chúng tôi đã thu gom và tái chế hơn 1,3 tỉ chai nhựa", ông Lê Anh nói.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ sự vui mừng vì chương trình HVNCLC năm thứ 27 có sự chuyển đổi mạnh mẽ sang hướng xanh. Điều này chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam vừa phát triển tốt hơn, vừa tăng được năng lực cạnh tranh của mình ở trong nước và quốc tế. Từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, khuyến khích người tiêu dùng cùng nhau đi theo xu hướng xanh của tương lai.
Theo Ban tổ chức chương trình, năm nay có 519 doanh nghiệp đạt chứng nhận HVNCLC do người tiêu dùng bình chọn. Trong số đó có 32 doanh nghiệp đạt danh hiệu này suốt 27 năm liên tiếp và 41 doanh nghiệp lần đầu được bình chọn.
(Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam)
- Nền kinh tế tuần hoàn ASEAN: Startup biến rác thải nhựa thành hàng tiêu dùng(04/07/2023)
- Tin tức Hiểm hoạ ô nhiễm vi nhựa và thách thức toàn cầu(04/07/2023)
- Đâu là nhựa an toàn để đựng đồ ăn thức uống?(10/07/2023)
- Nhựa tự tiệt trùng tiêu diệt virus(10/07/2023)
- Quản lý rác thải nhựa, tạo động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp(18/07/2023)
- Báo động tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa(18/07/2023)
- Giảm rác thải nhựa: Giải pháp, trách nhiệm và sự chung tay của toàn xã hội(26/07/2023)
- Quản lý rác thải nhựa: Các biện pháp cấp quốc gia của một số nước trên thế giới(26/07/2023)
- Khởi nghiệp sáng tạo: Công nghệ thay thế chất thải nhựa(01/08/2023)
- Khởi nghiệp với hành trình tái chế rác thải(01/08/2023)
- Yamaha sử dụng nhôm, nhựa tái chế để sản xuất xe máy(09/08/2023)
- Thành phố New York (Mỹ) hạn chế đồ nhựa dùng một lần(11/08/2023)