Kế hoạch bỏ nhựa dùng một lần tại các công viên
Tháng 9/2023, Chính phủ Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ nhựa sử dụng một lần trên các khu vực đất công vào năm 2032. Những khu vực này bao gồm các công viên quốc gia, nơi trú ẩn động vật hoang dã trong thập kỷ tới.
Bộ Nội vụ Mỹ cho biết rác thải nhựa là một trong những vấn đề môi trường phải được ưu tiên giải quyết. Những rác thải nhựa dùng một lần được đưa vào danh mục loại bỏ gồm chai lọ, túi nilon, thìa dĩa nhựa.
Phát ngôn của cơ quan này nêu việc dùng nhựa một lần đang phá hủy môi trường sống của các loại động vật hoang dã trên khắp thế giới. Tuy nhiên số liệu cho thấy chưa tới 10% lượng rác thải nhựa được tái chế và tỷ lệ tái chế không còn tăng trong thời gian qua.
Các đại dương là nơi chứa tất cả các nguồn ô nhiễm. Trong hơn 300 triệu tấn nhựa được sản xuất hàng năm, ít nhất 14 triệu tấn nhựa thải ra đại dương mỗi năm. Rác thải nhựa chiếm 80% tổng số rác thải biển được tìm thấy từ vùng nước bề mặt đến trầm tích biển sâu.
Các loài sinh vật biển ăn phải hoặc bị vướng vào mảnh vụn nhựa, gây thương tích nặng và tử vong. Ô nhiễm nhựa đe dọa an toàn và chất lượng thực phẩm, sức khỏe con người, du lịch ven biển và góp phần gây ra biến đổi khí hậu.
Động thái của Bộ Nội vụ Mỹ bắt nguồn từ sáng kiến năm 2022 của Bộ trưởng Deb Haaland, nhằm loại bỏ dần đồ nhựa dùng một lần trong vòng một thập kỷ.
Để thực hiện được mục tiêu, cơ quan này cho biết thêm tất cả các cơ quan và văn phòng đều đã hoàn tất các kế hoạch mua sắm và sử dụng bền vững. Các trạm cấp nước được lắp đặt để người dân dễ sử dụng bình cá nhân, tăng cường tái chế; hợp tác với các đơn vị khai thác đất công để giảm lượng chai, túi và đồ dùng bằng nhựa.
Kết quả tích cực
Đến hiện tại, Bộ Nội vụ Mỹ chưa công bố thông tin về kết quả chiến lược giảm nhựa dùng một lần nói trên. Tuy nhiên những động thái về cấm túi nilon tại một số địa phương của Mỹ đã có tác dụng tích cực.
Hồi tháng 1, Diễn đàn Kinh tế thế giới dẫn nguồn báo cáo từ các tổ chức phi lợi nhuận về môi trường của Mỹ cho thấy lệnh cấm túi nhựa đã làm giảm đáng kể số lượng túi được sử dụng.
Số liệu cho thấy sau lệnh cấm ở 3 bang gồm New Jersey, Philadelphia và Vermont và 2 thành phố Portland, Oregon và Santa Barbara thuộc California, đã giảm được khoảng 6 tỷ túi nilon sử dụng một lần mỗi năm. Theo tổ chức Environment America, số túi nilon này gấp khoảng 42 lần chu vi trái đất.
Ngoài ra các nghiên cứu cho thấy lệnh cấm túi nilon có thể cắt giảm việc sử dụng khoảng 300 túi đối với mỗi người trong một năm.
Tuy nhiên, các báo cáo cũng nêu ra tình trạng các công ty lợi dụng kẽ hở để thay thế túi nhựa mỏng dùng một lần bằng túi nhựa dày hơn, được dán nhãn là có thể tái chế. Như vậy, khối lượng rác thải nhựa ra tính trên mỗi người sẽ gia tăng nếu không có biện pháp thay thế phù hợp.
Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam
- Ngành nhựa đang trải qua một sự thay đổi toàn cầu(27/09/2023)
- Sự lớn mạnh trong nước, vươn tầm thế giới của doanh nghiệp nhựa Việt Nam(27/09/2023)
- Duy Tân và LaVie hợp tác thu gom và tái chế 11.000 tấn rác thải nhựa(07/10/2023)
- Cách dân Mỹ xử lý rác(07/10/2023)
- Phát hiện đồ nhựa là ‘thủ phạm’ khiến con dậy thì sớm(13/10/2023)
- Kinh hoàng bát đĩa nhựa tại các quán ăn: Rót nước nóng vào, mùi nhựa nồng nặc(13/10/2023)
- Hầu như không có chai nhựa nào được tái chế thành chai mới(19/10/2023)
- Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương: Từ chính sách đến thực tiễn(19/10/2023)
- Cuối cùng khoa học cũng tìm ra cách tái chế mấy cái hộp xôi, thứ rác nhựa khó tái chế nhất hành tinh(24/10/2023)
- Mỗi tuần, một người vô tình ăn lượng nhựa bằng chiếc thẻ tín dụng(24/10/2023)
- Bộ Tài chính ban hành kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025(06/11/2023)
- Hóa chất phthalates trong các sản phẩm nhựa tiêu dùng góp phần gây tử vong sớm(06/11/2023)