Theo Hãng tin Bloomberg, đây là nghiên cứu do Tổ chức Quốc gia Hà Lan về nghiên cứu và phát triển y tế và Tổ chức Common Seas chuyên hành động giảm ô nhiễm rác nhựa phối hợp thực hiện. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Environment International ngày 24-3. Theo đó, các nhà khoa học đã tìm thấy một lượng vi nhựa nhất định trong máu của 17 trong số 22 người khỏe mạnh được lấy mẫu nghiên cứu. Dù vậy họ cho rằng vẫn cần phải làm thêm các nghiên cứu để đánh giá đầy đủ nguy cơ với sức khỏe con người của các hạt nhựa đó.
Nhóm các nhà khoa học đã dùng các kỹ thuật hiện có để dò tìm và phân tích các hạt vi nhựa có kích thước nhỏ tới 700 nanomet (nm) và nhắm tới 5 loại nhựa phổ biến nhất, trong đó có polyethylene terephthalate (còn gọi là PET và được dùng trong các chai nhựa), và polyethylene - loại vật liệu thường dùng làm hộp đựng thức ăn.
Hiện nay vi nhựa đã có ở khắp nơi trong môi trường, trong cơ thể các loài sinh vật biển và trong nước uống. Dù vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tới nay vẫn chưa có đủ thông tin để kết luận mức độ độc hại của chúng với sức khỏe con người và vẫn cần nghiên cứu thêm. Theo Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên, mỗi năm có hơn 300 triệu tấn nhựa thải ra, trong đó ít nhất 14 triệu tấn trôi ra đại dương và có thể bị các sinh vật biển ăn phải, trở thành nguy cơ tiềm ẩn cho chuỗi cung cấp thực phẩm của con người. Một số loại vật liệu phải mất nhiều thế kỷ để phân rã, trong đó có rác nhựa. Những lo ngại về tác hại ô nhiễm lâu dài của rác nhựa đã khiến nhiều nước thực thi luật giảm dần và tiến tới xóa bỏ đồ nhựa dùng một lần.
(Theo www.vpas.vn)
- Dự án "chai giấy" - Chai làm từ nhựa thực vật(11/09/2021)
- Robot siêu nhỏ giúp phân hủy nhựa(18/09/2021)
- Việt Nam tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa(25/09/2021)
- Nhu cầu polyme bắt đầu tăng trở lại ở Đông Nam Á(09/10/2021)
- Tăng cường quản lý chất thải nhựa: Sẵn sàng cho mục tiêu lớn(13/10/2021)
- Giá chi phí PE tăng ở Châu Âu(19/10/2021)
- UNESCO tung chiến dịch 19 thử thách nhằm giảm thiểu nhựa trong 19 ngày(26/10/2021)
- Ảnh hưởng của ngành nhựa tới khí hậu(03/11/2021)
- Pháp sẽ cấp dùng túi nhựa cho trái cây và rau quả từ tháng 1/2022(11/11/2021)
- Vỏ xe ô tô làm từ nhựa tái chế(19/11/2021)
- Chương trình "Hồi sinh rác thải nhựa" được triển khai tại Hà Nội(26/11/2021)
- Vật liệu trông giống tơ nhện ở cấp độ phân tử hứa hẹn thay thế nhựa(03/12/2021)