Theo Hãng tin Bloomberg, đây là nghiên cứu do Tổ chức Quốc gia Hà Lan về nghiên cứu và phát triển y tế và Tổ chức Common Seas chuyên hành động giảm ô nhiễm rác nhựa phối hợp thực hiện. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Environment International ngày 24-3. Theo đó, các nhà khoa học đã tìm thấy một lượng vi nhựa nhất định trong máu của 17 trong số 22 người khỏe mạnh được lấy mẫu nghiên cứu. Dù vậy họ cho rằng vẫn cần phải làm thêm các nghiên cứu để đánh giá đầy đủ nguy cơ với sức khỏe con người của các hạt nhựa đó.
Nhóm các nhà khoa học đã dùng các kỹ thuật hiện có để dò tìm và phân tích các hạt vi nhựa có kích thước nhỏ tới 700 nanomet (nm) và nhắm tới 5 loại nhựa phổ biến nhất, trong đó có polyethylene terephthalate (còn gọi là PET và được dùng trong các chai nhựa), và polyethylene - loại vật liệu thường dùng làm hộp đựng thức ăn.
Hiện nay vi nhựa đã có ở khắp nơi trong môi trường, trong cơ thể các loài sinh vật biển và trong nước uống. Dù vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tới nay vẫn chưa có đủ thông tin để kết luận mức độ độc hại của chúng với sức khỏe con người và vẫn cần nghiên cứu thêm. Theo Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên, mỗi năm có hơn 300 triệu tấn nhựa thải ra, trong đó ít nhất 14 triệu tấn trôi ra đại dương và có thể bị các sinh vật biển ăn phải, trở thành nguy cơ tiềm ẩn cho chuỗi cung cấp thực phẩm của con người. Một số loại vật liệu phải mất nhiều thế kỷ để phân rã, trong đó có rác nhựa. Những lo ngại về tác hại ô nhiễm lâu dài của rác nhựa đã khiến nhiều nước thực thi luật giảm dần và tiến tới xóa bỏ đồ nhựa dùng một lần.
(Theo www.vpas.vn)
- Thúc đẩy công nghệ tái chế chất thải nhựa tiến tới mục tiêu thực hiện nền kinh tế tuần hoàn(20/05/2023)
- Liên Hiệp quốc: Thế giới có thể cắt giảm 80% ô nhiễm nhựa vào năm 2040(20/05/2023)
- Châu Á cần thức tỉnh trong vấn đề ô nhiễm nhựa trên biển(20/05/2023)
- Tái sử dụng là biện pháp hiệu quả nhất giúp giảm ô nhiễm nhựa(20/05/2023)
- Nguyên liệu bơ sữa Hoa Kỳ: lợi thế cho sự đổi mới và phát triển bền vững(20/05/2023)
- Kết hợp điện mặt trời với sản xuất nông nghiệp, triển vọng phát triển của năng lượng Việt Nam(20/05/2023)
- Thị trường vật liệu in 3D tăng vọt gần 26% mỗi năm(20/05/2023)
- Tái chế rác thành phân vi sinh và hạt nhựa(20/05/2023)
- Đối thoại về nhựa và rác thải nhựa - Khoảng trống chính sách cần thu hẹp(20/05/2023)
- Có nên uống nước nóng trong cốc nhựa dùng một lần?(20/05/2023)
- Đề xuất nhiều giải pháp về chi phí tái chế (27/06/2023)
- Nhận biết các loại nhựa và khả năng tái chế chúng(29/06/2023)