Việc sản xuất nhựa bùng nổ trong 70 năm qua, từ 2 triệu tấn mỗi năm lên 380 triệu tấn mỗi năm đã tạo điều kiện cho các loài vi khuẩn tiến hóa để có thể "ăn" nhựa. Theo tờ The Guardian ngày 14.12, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hơn 200 triệu mẫu gien trong nhiều mẫu lấy từ 236 địa điểm trên thế giới và tìm thấy 30.000 loại enzyme khác nhau có thể phân hủy 10 loại nhựa. Khoảng 12.000 enzyme mới được tìm thấy trong các mẫu lấy từ đại dương ở 67 địa điểm và 3 tầng nước khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy nhiều enzyme có khả năng phân hủy nhựa ở vùng biển sâu, trùng khớp với mức độ ô nhiễm rác thải nhựa cao ở những vùng nước sâu. Mẫu đất được lấy từ 169 địa điểm tại 38 quốc gia và 11 môi trường sống, chứa 18.000 enzyme có thể phân hủy nhựa. Đất được cho là chứa nhiều loại nhựa với chất khó phân rã hơn ở đại dương và các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều enzyme có thể tấn công những hóa chất này trong đất.
Giáo sư Aleksej Zelezniak tại Đại học Công nghệ Chalmers (Thụy Điển), người tham gia nghiên cứu, cho biết bước tiếp theo sẽ là thử nghiệm các enzyme tiềm năng nhất trong phòng thí nghiệm để kiểm tra đặc tính và tỷ lệ phân hủy nhựa có thể đạt được. “Từ đó, bạn có thể tạo ra những nhóm vi khuẩn có chức năng phân hủy được nhắm đến cho các loại nhựa cụ thể”, ông Zelezniak nói.
Nhiều loại nhựa khó bị phân hủy và tái chế. Việc sử dụng enzyme để phá vỡ cấu trúc của nhựa nhanh chóng sẽ giúp tái chế nhựa cũ thành sản phẩm mới, giảm nhu cầu sản xuất nhựa mới. Nhiều loại enzyme mới được phát hiện trong nghiên cứu sẽ được kiểm tra và áp dụng vào sử dụng công nghiệp.
Theo các nhà nghiên cứu, có hàng triệu tấn rác thải nhựa bị vứt ra môi trường mỗi năm và cả hành tinh đang bị ô nhiễm, từ đỉnh Everest cho đến vực thẳm nhất dưới đại dương. Việc cắt giảm sử dụng nhựa là điều cốt yếu, cũng như việc thu thập rác và xử lý đúng cách. Năm 2016 vi khuẩn ăn nhựa đầu tiên được phát hiện tại bãi rác ở Nhật Bản. Các nhà khoa học sau đó chỉnh sửa và tạo ra một loại enzyme giúp phân hủy nhựa tốt hơn và tăng tốc độ phân hủy lên 6 lần. Công ty Carbios (Pháp) hồi năm 2020 cũng tạo ra enzyme đột biến giúp phân hủy chai nhựa để tái chế trong vài giờ. Các nhà khoa học Đức cũng phát hiện một vi khuẩn ăn nhựa polyurethane (nhựa PU) độc hại, thường xuất hiện ở bãi rác.
(Theo www.vpas.vn)
- Thúc đẩy công nghệ tái chế chất thải nhựa tiến tới mục tiêu thực hiện nền kinh tế tuần hoàn(20/05/2023)
- Liên Hiệp quốc: Thế giới có thể cắt giảm 80% ô nhiễm nhựa vào năm 2040(20/05/2023)
- Châu Á cần thức tỉnh trong vấn đề ô nhiễm nhựa trên biển(20/05/2023)
- Tái sử dụng là biện pháp hiệu quả nhất giúp giảm ô nhiễm nhựa(20/05/2023)
- Nguyên liệu bơ sữa Hoa Kỳ: lợi thế cho sự đổi mới và phát triển bền vững(20/05/2023)
- Kết hợp điện mặt trời với sản xuất nông nghiệp, triển vọng phát triển của năng lượng Việt Nam(20/05/2023)
- Thị trường vật liệu in 3D tăng vọt gần 26% mỗi năm(20/05/2023)
- Tái chế rác thành phân vi sinh và hạt nhựa(20/05/2023)
- Đối thoại về nhựa và rác thải nhựa - Khoảng trống chính sách cần thu hẹp(20/05/2023)
- Có nên uống nước nóng trong cốc nhựa dùng một lần?(20/05/2023)
- Đề xuất nhiều giải pháp về chi phí tái chế (27/06/2023)
- Nhận biết các loại nhựa và khả năng tái chế chúng(29/06/2023)