Rác thải nhựa rất khó phân hủy, do đó theo thời gian càng tác động nghiêm trọng đến môi trường. Nhựa cũng được sử dụng phổ biến trong nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của con người. Do nhiều nguyên nhân, ô nhiễm rác thải nhựa trên thế giới đang ngày càng trầm trọng. Do đó, việc tìm ra nguyên nhân để khắc phục là mối quan tâm hàng đầu của con người. Bài viết dưới đây giúp hình dung về nguyên nhân, để con người có thêm hiểu biết cũng như nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường.
1. Rác thải nhựa là gì?
Rác thải nhựa là những vật dụng làm bằng nhựa mà con người không còn nhu cầu sử dụng. Do đó, đây là tất cả những sản phẩm làm bằng nhựa đã qua sử dụng hoặc không được dùng đến nữa. Các đồ dùng nhựa được coi là rác và loại bỏ ra môi trường. Khi bị đem bỏ thì tất cả chúng được gọi chung là rác thải nhựa.
Nhu cầu sử dụng các vật dụng nhựa của con người rất cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến lượng rác thải nhựa rất lớn trên thực tế. Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp một vài rác thải nhựa như: túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa, cốc nhựa, thau chậu nhựa,… Đây là các vật dụng phục vụ trong nhu cầu sinh hoạt, học tập, sản xuất cơ bản.
Trên các sản phẩm nhựa thường có ký hiệu về chất liệu, khả năng tái chế. Tuy nhiên, điểm chung của các sản phẩm này là chúng có thời gian phân huỷ vô cùng lâu. Do đó việc kiểm soát để có phương án xử lý rác thải nhựa là vô cùng cần thiết.
Có những rác thải chỉ mất vài tháng cho đến vài năm để phân hủy. Nhưng cũng có một vài loại tốn mất vài trăm đến vài ngàn năm mới có thể hoàn toàn phân huỷ. Do đó, phương án tái chế, tái sử dụng cần được ưu tiên thực hiện.
Hiện nay rác thải nhựa đang chiếm số lượng lớn. Bởi vậy mà ô nhiễm rác thải nhựa đang là hiểm họa nguy hiểm đối với cả môi trường và sức khỏe con người. Nó đến từ chính nhận thức, ý thức của con người về công cuộc bảo vệ môi trường sống.
2. Nguồn gốc của rác thải nhựa?
Rác thải nhựa có nguồn gốc từ nhiều vật dụng mà con người sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Vật dụng bằng nhựa mang đến nhiều công dụng khó thay thế trên thực tế. Do đó mà rác thải nhựa là một trong những loại rác thải xuất hiện nhiều nhất hiện nay. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm trầm trọng, kéo dài đến môi trường sống.
Từ các nhu cầu sử dụng, không còn nhu cầu sử dụng mà rác thải nhựa hình thành. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem chúng có nguồn gốc từ đâu:
2.1. Rác thải nhựa sinh hoạt:
Hoạt động sinh hoạt cần sử dụng rất nhiều vật dụng bằng nhựa. Do đó rác thải nhựa xuất phát chủ yếu từ các khu dân cư, chợ, cửa hàng, sinh hoạt trong các gia đình. Khi không gom số lượng lớn vật dụng nhựa, người ta thường vứt chung với các loại rác thải khác.
Chủ yếu là túi nilon, chai nhựa, đồ chơi, tã bỉm, ống hút, cốc nhựa, bàn chải đánh răng,… Các đồ dùng một lần sau khi sử dụng không được phân loại để xử lý.
2.2. Rác thải nhựa công nghiệp:
Hiện nay có nhiều nhà máy nhựa. Các loại rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, thi công của các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp,… Hoạt động này còn dẫn đến ô nhiễm không khí, nguồn nước,…
2.3. Rác thải nhựa y tế:
Lĩnh vực y tế cần dùng một lượng lớn các vật dụng có chất liệu nhựa, dùng một lần. Đây là nguồn rác thải nhựa khá lớn hiện nay, mang đến nhiều nguy cơ ô nhiễm.
Do đặc thù của ngành y tế là cần sử dụng rất nhiều đồ dùng 1 lần cho từng lần khám, với các bệnh nhân khác nhau. Mục đích là để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, bảo đảm an toàn trong khám chữa bệnh. Chính từ đó cũng khiến lượng rác thải ra môi trường là vô cùng lớn.
Các loại rác thải nhựa y tế rất đa dạng, tính chất phân loại và phân hủy khác nhau. Phải kể đến như: túi nilon, bao gói đựng vật tư y tế, dụng cụ đóng gói thuốc, găng tay, kim tiêm,…
2.4. Rác thải nhựa khác:
Rác thải nhựa có nguồn gốc từ các hoạt động, địa điểm khác như trường học, khu vui chơi, khu du lịch, các trung tâm giải trí,…
3. Nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải nhựa?
3.1. Ý thức của từng cá nhân:
Vấn đề nhận thức và điều chỉnh hành vi của mỗi người trong cộng đồng còn chưa được đề cao. Chính vấn đề ý thức của mỗi cá nhân còn chưa tốt, là một nguyên nhân khó tháo gỡ trong thực tế. Tồn tại này thể hiện ngay từ việc tiêu dùng và xử lý rác thải, thể hiện dưới các khía cạnh sau:
- Thói quen lạm dụng đồ nhựa sử dụng 1 lần với suy nghĩ tiện lợi, nhanh gọn, sạch sẽ. Suy nghĩ này của người dân đang khiến cho lượng rác thải tăng lên theo cấp số nhân. Mỗi người, mỗi ngày lại thải ra rất nhiều rác thải nhựa mà họ cho rằng không thể tái sử dụng. Đồ nhựa dùng 1 lần như cốc, thìa, bát nhựa… dễ tìm mua, giá thành tương đối rẻ. Điều này đang khiến cho nhiều người sử dụng chúng một cách vô tội vạ, không kiểm soát.
- Nhiều cá nhân còn vứt rác bừa bãi: Người dân chưa phân loại rác, chưa vứt rác đúng nơi quy định. Nhiều người thường tiện tay vứt rác ở bất kì đâu như trên đường, bờ biển, cống, rãnh,… Họ nghĩ một hành động nhỏ không để lại hệ quả về sau. Nhưng nhiều hành động như vậy lại khiến cho rác thải tràn lan, khó thu gom, xử lý. Đặc biệt là phần lớn mọi người cũng bỏ qua, không có trách nhiệm nhắc nhở hay thu gom rác. Cống rãnh là nơi thoát nước, mang đến vẻ đẹp cho đường xá. Tuy nhiên, việc xả rác xuống cống rãnh còn gây tắc nghẽn đường ống, làm ngập lụt đường phố,… Từ đó mang đến các tồn tại trong nhiều vấn đề cần giải quyết khác.
- Chưa có ý thức phân loại rác tại nguồn: Người dân thường để chung các loại rác và vứt tại một địa điểm. Trong khi các loại rác có thời gian phân hủy khác nhau, khả năng tái chế khác nhau. Phần lớn người dân hiện nay vẫn thường vứt rác thải nhựa với các loại rác vô cơ khác,… gây khó khăn cho quá trình thu gom, xử lý. Điều này làm cồng kềnh, kém hiệu quả trong chỉ đạo và thực hiện xử lý rác trên thực tế.
3.2. Thiếu hệ thống xử lý rác thải nhựa:
Việc kiểm soát, xử lý trên thực tế chưa mang lại hiệu suất và hiệu quả cao. Hệ thống xử lý rác thải nhựa chưa hoàn thiện, còn lạc hậu, hiệu quả kém,… Nó có thể đến từ quy trình, công nghệ cũng như trình độ thực tế của người thực hiện. Đây cũng là lý do khiến cho lượng rác thải nhựa thải ra môi trường tăng nhanh chóng:
Phải đánh giá được tính ứng dụng, đảm bảo hiệu quả tái chế, tái sử dụng. Hệ thống xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam còn lạc hậu, hiệu suất kém do một số nguyên nhân cơ bản:
- Hạ tầng tiếp nhận và xử lý còn nhỏ lẻ, tự phát.
- Chưa có sự đầu tư chuyên nghiệp, mạnh mẽ ở các ngành công nghiệp.
- Chưa có các biện pháp tái chế, xử lý rác thải một cách triệt để. Phải đến từ chính sách, kế hoạch triển khai thực hiện đồng bộ từ các cấp đến các doanh nghiệp và thay đổi nhận thức của người dân.
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, mỗi ngày nước ta có khoảng 80.000 tấn rác thải nhựa thải ra môi trường. Đây là một con số lớn và đáng báo động. Tuy nhiên chỉ có 20% được đem đi tái chế. Trong khi đó, có đến 80% được xử lý theo kiểu chôn lấp hoặc đốt. Chính các nhận thức, hành động sai lầm này có thể để lại hậu quả về sau, làm ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí.
3.3. Sự thờ ơ của chính quyền địa phương:
Phải có các chính sách, đầu tư để thực hiện đồng bộ hoạt động xử lý rác thải nhựa ở từng địa phương. Nguyên nhân tiếp theo là do chính quyền địa phương không thắt chặt việc sử dụng và xử lý rác thải nhựa.
- Bởi việc đầu tư có những tốn kém ban đầu, chưa định hướng được cách làm hiệu quả.
- Thiếu hụt hệ thống quản lý chất thải.
- Chỉ làm việc, tuyên truyền một cách hình thức, hời hợt.
Ngoài ra, việc thu gom xử lý rác thải nhựa ở đô thị và nông thôn cũng có sự khác nhau rõ rệt. Lượng rác thải thu gom được ở đô thị khoảng 85,5%; còn ở nông thôn chỉ khoảng 45,6%. Điều này dẫn đến trách nhiệm của từng người chưa được đề cao, càng làm giảm đi nhận thức, thay đổi tư duy thực tế. Số rác thải nhựa còn lại vẫn trôi nổi ngoài môi trường, chưa được xử lý đúng cách.
4. Biện pháp khắc phục ô nhiễm rác thải nhựa?
Các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa rất đa dạng. Do đó mà cũng cần điều chỉnh để đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả. Chính vì rác thải nhựa có nhiều tác hại như vậy mà chúng ta cần có các biện pháp khắc phục ô nhiễm rác thải nhựa. Phải xác định trách nhiệm cho các nhóm chủ thể khác nhau theo mục đích sử dụng, quản lý của họ.
Dưới đây là những biện pháp cơ bản mà mỗi cá nhân, tổ chức có thể thực hiện:
3.1 Đối với người sử dụng rác thải nhựa:
Phân loại rác ngay từ nguồn, khi có ý định vứt rác đi. Không vứt chung rác thải nhựa với các loại rác thải khác để giúp việc phân loại tái chế được dễ dàng.
Sử dụng các sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần như thủy tinh, gỗ, sứ… để thay thế cho đồ nhựa.
Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần, thay vào đó hãy sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như: ống hút cỏ, gạo, sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn.
3.2 Đối với các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm liên quan:
Phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về trách nhiệm của họ. Phải phân tích các nguy cơ, mối đe dọa cũng như các hậu quả xảy ra trên thực tế.
Triển khai đầu tư sâu rộng cho công việc xử lý rác thải nhựa nói riêng. Nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng xử lý cũng như tăng chất lượng của các sản phẩm tái chế.
(Theo www.vpas.vn)
- Những sai lầm thường gặp khi sử dụng tấm nhựa HDPE(23/09/2024)
- Các sản phẩm từ tấm nhựa PE mà bạn có thể tự làm tại nhà(23/09/2024)
- Cách chọn cuộn nhựa PE phù hợp cho doanh nghiệp của bạn chi tiết nhất(23/09/2024)
- Top các nhà sản xuất tấm nhựa HDPE hàng đầu hiện nay(27/09/2024)
- So sánh giá thành của tấm nhựa PE với tấm nhựa PVC(27/09/2024)
- Những mẹo để sử dụng cuộn nhựa PE hiệu quả hơn(27/09/2024)
- Phân tích chi phí: Tấm nhựa HDPE so với PE - Lựa chọn nào tốt hơn?(07/10/2024)
- Top 5 loại tấm nhựa chịu được nhiệt độ cao phổ biến trong công nghiệp(10/10/2024)
- Tấm nhựa PE: Tất tần tật về giá cả, kích thước và địa chỉ mua hàng uy tín(10/10/2024)
- Khám phá ưu và nhược điểm của thớt nhựa từ tấm nhựa PP & PE(16/10/2024)
- Những điều cần biết về tấm nhựa PE trong ngành may mặc(16/10/2024)
- Chia sẻ những kinh nghiệm sử dụng tấm nhựa PE trong xây dựng hệ thống nước(21/10/2024)