Một công đoạn trong quy trình phân loại nhựa tại Nhà máy Site Zero ở TP Motala, Thụy Điển - ẢNH: DAVID KEYTON (AP)
Nhà máy Site Zero ở TP Motala, Thụy Điển vừa được khánh thành vào ngày 15/11, là cơ sở lớn nhất có khả năng phân loại tới 20.000 tấn bao bì nhựa mỗi năm. Điểm độc đáo của Site Zero là có thể phân tách tới 12 loại nhựa dựa trên camera hồng ngoại.
Theo Công ty Tái chế nhựa Thụy Điển - đồng sở hữu bởi các tập đoàn công nghiệp nhựa, thực phẩm và thương mại Thụy Điển, điều này sẽ tăng gấp đôi lượng bao bì nhựa được tái chế trong nước.
Mattias Philipsson - Giám đốc điều hành Công ty Tái chế nhựa Thụy Điển - cho biết, một nhà máy cũ chỉ có thể phân tách 5 loại nhựa, điều đó có nghĩa chỉ 47% vật liệu được gửi đi tái chế, phần còn lại bị đốt. Vậy nhưng nhà máy mới có thể gửi đi 95% bao bì để tái chế, giảm thiểu lượng khí thải từ quá trình đốt rác.
Robert Blasiak - nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phục hồi Stockholm - cho hay, Thụy Điển đang “đi trước” về tái chế nhựa và việc quản lý chất thải ở nhiều nơi khác trên thế giới còn một chặng đường dài phía trước.
(Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam)
- Quy định mới về quản lý chất thải nhựa(01/10/2022)
- Thông báo của Liên minh Châu Âu về hạt vi nhựa(08/10/2022)
- Công nghệ mới giúp biến đổi rác thải nhựa polyethylene thành nhựa tiêu dùng(15/10/2022)
- Biến rác thải nhựa thành học bổng(23/10/2022)
- Sony sản xuất tai nghe làm từ nhựa tái chế(30/10/2022)
- Đến năm 2025, 85% lượng chất thải nhựa phát sinh được tái sử dụng và xử lý(05/11/2022)
- Nhựa gây nhiều tác hại đến sức khỏe(12/11/2022)
- Sony sẽ loại bỏ nhựa khỏi tất cả hộp đựng(20/11/2022)
- Mỹ phát triển thành công vật liệu nhựa mới có khả năng dẫn điện(27/11/2022)
- Cơ hội nào cho bao bì thân thiện môi trường?(02/12/2022)
- Unilever Việt Nam chia sẻ về quản lý rác thải nhựa tại hội nghị APAC(11/12/2022)
- Báo giá PE cạnh tranh của Mỹ gây náo loạn các thị trường toàn cầu trong quý 4 sau hai năm gián đoạn(17/12/2022)