Khách hàng mua sắm tại một cửa hàng ở Queens, New York, Mỹ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo quy định mới, các nhà hàng và dịch vụ giao hàng trong thành phố không được phép cung cấp đồ dùng bằng nhựa như túi gia vị, khăn ăn hoặc hộp đựng kèm trong các đơn mua hàng mang đi và giao hàng tận nhà, trừ khi khách hàng yêu cầu.
Những quy định này là một phần trong đạo luật mang tên "Skip the Stuff" (tạm dịch: Hãy bỏ qua những thứ này) được Thị trưởng New York - ông Eric Adams ký ban hành hồi đầu năm nay. Thời gian cảnh báo của quy định mới kết thúc vào ngày 30/6/2024. Sau thời điểm này, tất cả các trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tài chính. Cụ thể: 50 USD cho lần vi phạm đầu tiên, 150 USD cho lần vi phạm thứ hai và 250 USD cho lần vi phạm thứ ba.
Theo số liệu của Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng và người lao động thuộc Hội đồng thành phố New York, mỗi năm có tới 320 triệu tấn nhựa được đưa vào sử dụng tại Mỹ. Trong số này, có tới 95% là nhựa sử dụng một lần và chỉ có 14% được tái chế.
(Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam)
- Không để Hiệp ước toàn cầu về nhựa đi vào bế tắc(26/12/2023)
- Thụy Điển mở nhà máy hiện đại để tăng gấp đôi lượng nhựa tái chế(04/01/2024)
- Tại sao bia ít được đóng trong chai nhựa?(04/01/2024)
- Pháp cấm bao bì nhựa cho sản phẩm tươi sống vào năm 2024(10/01/2024)
- Vì sao chai nhựa luôn có phần đáy không bằng phẳng?(10/01/2024)
- Chủ động vào cuộc tái chế sản phẩm, bao bì(17/01/2024)
- Thành công từ công nghệ tái chế rác thải nhựa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội(17/01/2024)
- Ngành công nghiệp ô tô đang ứng dụng tái chế như thế nào!(24/01/2024)
- Bao bì nhựa PE - Giải pháp bền vững cho môi trường(22/02/2024)
- Nhựa PE có độc hại không? Ứng dụng của nhựa PE trong đời sống(26/02/2024)
- Giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam thông qua dữ liệu số(26/02/2024)
- Nan giải việc tái chế rác thải nhựa(06/03/2024)