Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ông Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - cho biết, trên địa bàn tỉnh Yên Bái mỗi ngày có khoảng 82/152,8 tấn chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) được thu gom và được xử lý bằng công nghệ sản xuất phân vi sinh tại Nhà máy Xử lý rác thải xã Văn Phú của Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái (53,7%). Khối lượng CTRSH được thu gom, xử lý tập trung còn lại được chôn lấp thông thường tại 27 bãi chôn lấp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố (trong đó có 19 bãi chôn lấp quy mô cấp xã; 2 bãi chôn lấp quy mô cấp huyện).
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, ông Hà Mạnh Cường cho biết: Trước đây, việc thu gom và xử lý rác của thành phố Yên Bái được UBND tỉnh giao cho Công ty Cổ phần và Công trình đô thị Yên Bái thực hiện. Tuy nhiên, do không có điều kiện đầu tư và áp dụng công nghệ mới, rác thải chỉ được thu gom và chôn lấp chứ không được xử lý dẫn đến quá tải tại các bãi chôn lấp. Vì vậy, đã xảy tình trạng ô nhiễm môi trường và khiếu kiện của người dân xung quanh khu vực bãi chôn lấp rác thải.
Để giải quyết vấn đề này, sau khi đi thăm nhà máy của Nam Thành ở Ninh Thuận, lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái mời Công ty Nam Thành từ Ninh Thuận ra đầu tư nhà máy rác thải tại thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái và giao toàn bộ việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của thành phố và một số vùng lân cận cho Công ty Nam Thành đảm nhiệm.
Ngay sau đó, Công ty Nam Thành đã tiến hành triển khai các hoạt động đầu tư tại Yên Bái. Để nhà máy sớm đi vào hoạt động, UBND tỉnh Yên Bái đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhà máy nhanh chóng được xây dựng, góp phần giải quyết tình trạng ứ đọng rác thải của thành phố và một số huyện lân cận.
Rác cũng là tài nguyên
Chia sẻ về quy trình thu gom xử lý, đại diện Công ty Nam Thành – thông tin: Rác từ địa bàn các khu dân cư được thu gom theo quy trình không tiếp đất, vận chuyển bằng phương tiện chuyên dùng đến nhà máy. Tại đây, bộ phận kỹ thuật sẽ phun các chế phẩm vi sinh phân hủy, vi sinh khử mùi, sau đó được chuyển đến hệ thống tách lựa để phân loại hữu cơ lớn, hữu cơ nhỏ, đất, cát, nilon, tách đất, cát… chuyển đến bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Đến tháng 7/2016, nhà máy xử lý rác thải - sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh của công ty được xây dựng và đi vào hoạt động với công suất xử lý 150 tấn rác/ngày. Trung bình mỗi ngày nhà máy thu gom và xử lý rác khoảng 110 tấn rác/ngày. Thành phần hữu cơ được chuyển đến các hầm ủ, sau khoảng 25 - 30 ngày sẽ được chuyển đến bãi ủ chín, giảm ẩm và chuyển đến phân xưởng để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.
Thành phần vô cơ được chuyển đến phân xưởng sản xuất hạt nhựa, bao bì, gạch cao su… Các hạt nhựa sẽ được chuyển sang phân xưởng sản xuất và in ấn bao bì. Phân bón hữu cơ vi sinh của công ty đã được Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp giấy chứng nhận sản phẩm mã số TCCN-PB 10-06. Hiện sản phẩm đang được cung cấp cho các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang…Loại phân này không làm đất bạc màu.
Đại diện chính quyền địa phương, ông Nguyễn Hữu Thiêm- Chủ tịch UBND xã Văn Tiến – thành phố Yên Bái – vui mừng: Từ ngày Công ty Nam Thành đưa nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động đã xóa bỏ tình trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn bị ùn ứ và bị đốt gây ô nhiễm môi trường.
Cũng theo ông Hà Mạnh Cường, sau 8 năm đi vào hoạt động, Công ty Nam Thành đã phát huy hết khả năng và mang lại hiệu quả cao trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt. Rác thu gom đến đâu được xử lý đến đó, không để tình trạng tồn đọng gây ô nhiễm.
“Có thể nói, nhà máy xử lý rác thải của Công ty Nam Thành đã xử lý rác khá triệt để, tận dụng rác thải làm phân bón, làm hạt nhựa, đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thu gom, xử lý…", ông Cường nhấn mạnh.
Theo www.vpas.vn
- Biến rác thành tiền(25/08/2023)
- Phương pháp mới làm rác thải nhựa biến mất(25/08/2023)
- Các chỉ thị khung trong quản lý rác thải nhựa tại Châu Âu(07/09/2023)
- Người dùng sẽ chịu thiệt vì mức phí tái chế đối với doanh nghiệp cao bất hợp lý(07/09/2023)
- Chuyên gia nêu loạt giải pháp giúp Việt Nam ‘chống ô nhiễm nhựa’(12/09/2023)
- Chỉ gần 10% đồ nhựa dùng một lần được tái chế(12/09/2023)
- Tin tức Túi nilong – Dùng sao để không bị nhiễm độc?(20/09/2023)
- Giải pháp sáng tạo trong xử lý nhựa tại Australia(21/09/2023)
- 6 bước chính của một thiết kế thành công cho chương trình sản xuất(21/09/2023)
- Kinh tế tuần hoàn - xu thế không thể đảo ngược(21/09/2023)
- Tính đúng, tính đủ định mức chi phí tái chế(27/09/2023)
- Ngành nhựa đang trải qua một sự thay đổi toàn cầu(27/09/2023)