Nhóm tác giả Hồ Hoàng Bảo Như và Đặng Trương Nhân, sinh viên khoa Khoa học ứng dụng, thực hiện sáng chế từ tháng 1/2021. Sau 3 tháng, sản phẩm đưa vào thử nghiệm với định hướng tái chế khẩu trang giúp bảo vệ môi trường.
Theo nhóm, do Covid-19, việc đeo khẩu trang với người dân vẫn được duy trì nên hàng ngày lượng khẩu trang đã qua sử dụng thải ra môi trường rất lớn. Khẩu trang hiện nay chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, đốt nguy cơ ô nhiễm môi trường và không mang lại giá trị kinh tế.vNhận thấy các loại khẩu trang y tế hiện nay chủ yếu làm từ nhựa PP (Polypropylene), nhóm đưa ra giải pháp tận dụng nguyên liệu để tái chế thành tấm nhựa. Khẩu trang qua sử dụng sẽ được làm sạch bằng cồn 70 độ để diệt vi khuẩn, sau đó sấy khô và cắt thành mảnh nhỏ đưa vào máy ép nhiệt ở nhiệt độ 170 độ C trong thời gian 20 phút. Tấm nhựa thành phẩm sau khi nguội có độ dày 2 mm, độ bền cơ học 30 MPa, độ giãn dài 8% phù hợp với các loại nhựa hiện nay có độ bền từ 30,5-34,95 MPa.
Theo Hồ Hoàng Bảo Như, sở dĩ nhóm sử dụng máy ép nhiệt vì đây là công nghệ có chi phí thấp, hiệu quả cao và dễ ứng dụng trong quy mô công nghiệp. Với khoảng 2,2 kg khẩu trang có thể sản xuất một tấm nhựa PP diện tích 1 m2, dày 2 mm, giá thành khoảng 300 - 400.000 đồng. "Nhóm đã kiểm tra đặc tính cơ học của tấm nhựa bằng các máy đo chuyên dụng, quy mô phòng thí nghiệm. Khi sản xuất quy mô công nghiệp cần có cơ quan kiểm định về các tính chất của vật liệu này", Như nói. Nhóm đang thực nghiệm để kiểm tra độ bền va đập, khả năng chống thấm... của tấm nhựa nhằm hoàn thiện công nghệ đảm bảo sản phẩm đạt các yếu tố kỹ thuật.
Về nguồn nguyên liệu, nhóm dự kiến phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức vận động các hộ gia đình tham gia các chiến dịch thu gom khẩu trang. Để làm được việc này, nhóm đề xuất phát triển các ứng dụng di động với việc khuyến khích người thu gom khẩu trang bằng cách đổi điểm thành quà tặng, thiết kế thùng rác riêng đựng khẩu trang...
Đánh giá về sản phẩm, PGS.TS Đinh Xuân Thắng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng môi trường Hoa Lư, cho biết công nghệ ép nhiệt để sản xuất tấm nhựa vốn không mới và hiện được nhiều doanh nghiệp ứng dụng phổ biến. Tuy nhiên, với khẩu trang đã qua sử dụng, nhóm đã phát triển giải pháp tái chế là rất phù hợp. "Các tấm nhựa tái chế từ khẩu trang có thể làm vách ngăn, tấm cốp pha trong xây dựng... Ngoài yếu tố kỹ thuật cần có tính đến tính thẩm mỹ để sản phẩm mẫu mã đẹp thì khả năng ứng dụng là hoàn toàn khả thi", PGS Thắng đánh giá.
Nguồn: www.vpas.vn
- Ứng dụng thực tế của tấm nhựa HDPE là gì? (14/08/2024)
- Nhựa HDPE là loại nhựa gì? Có độc không? (26/08/2024)
- HDPE là nhựa gì? Ứng dụng của vách ngăn tấm nhựa HDPE(27/08/2024)
- Những loại nhựa nào có thể tái sử dụng được và dùng tốt nhất?(27/08/2024)
- Lưu ý các cách bảo quản tấm nhựa PE để tăng tuổi thọ(04/09/2024)
- Tại sao tấm nhựa PE được ưa chuộng trong ngành bao bì hiện nay(04/09/2024)
- Đặc điểm và ứng dụng của nhựa cuộn PE trong quấn hàng(04/09/2024)
- Những điều cần biết về kích thước và độ dày của tấm nhựa HDPE(10/09/2024)
- Hướng dẫn cách chọn mua tấm nhựa HDPE chất lượng(10/09/2024)
- Khám phá khả năng chống thấm đỉnh cao của nhựa cuộn PE trong xây dựng(16/09/2024)
- Tại sao tấm nhựa HDPE được xem là vật liệu cách điện tốt nhất?(16/09/2024)
- Quy trình kiểm tra chất lượng của tấm nhựa PE được diễn ra như thế nào?(16/09/2024)