Các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên tục ra đời, chia nhỏ thị phần nội địa; và sự chuyển mình mạnh mẽ của doanh nghiệp lớn có 100% vốn Việt Nam.
Chọn thay đổi hoặc bị thay thế
Ngành nhựa gia dụng có những bước tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng rất khốc liệt. Theo báo cáo của FiinResearch, ngành nhựa gia dụng có hơn 1.000 doanh nghiệp, trong đó 92% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự nở rộ của doanh nghiệp nhựa gia dụng như "nấm sau mưa" khiến các doanh nghiệp lớn phải liên tục thay đổi, bắt kịp thị hiếu của khách hàng để duy trì thị phần hiện có.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Giám đốc công ty Nhựa Việt Nhật – một doanh nghiệp nhựa gia dụng truyền thống thuộc top 3 đơn vị lớn nhất miền Bắc và có hơn 20 năm phát triển cho biết: "Mặc dù Việt Nhật rất tự tin với hệ thống hàng trăm nhà phân phối trên khắp cả nước nhưng chúng tôi luôn hiểu rằng việc tỉnh táo và thức thời trước sự cạnh tranh của đối thủ là điều sống còn để tồn tại và phát triển. Thay vì tìm cách giảm chất lượng, hạ giá thành để cạnh tranh với những đơn vị nhỏ lẻ khác, Việt Nhật chọn cách tiên phong về mẫu mã, ra mắt các sản phẩm mới trên thị trường với tốc độ hàng đầu. Có những sản phẩm chỉ Việt Nhật có, chỉ Việt Nhật sản xuất nhanh nhất, bắt kịp xu hướng và cách làm này giúp chúng tôi gần như độc quyền phân phối các mẫu sản phẩm mới đến các khách hàng đại lý. Điều này không chỉ đáp ứng được những nhu cầu liên tục thay đổi của người tiêu dùng mà còn mang lại doanh thu ổn định, vững chắc cho doanh nghiệp. Để trở thành người tiên phong, thì Việt Nhật cũng phải chú trọng vào việc đầu tư và phát triển hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, sử dụng cánh tay rô bốt, từ đó giúp Việt Nhật không ngừng nâng cao hiệu quả và tốc độ sản xuất nhanh."
Tìm đến những "miếng bánh" lớn hơn
Đối với các doanh nghiệp nhựa gia dụng có quy mô lớn và 100% vốn Việt Nam thì định hướng xuất khẩu là một con đường nhiều thử thách nhưng tất yếu phải thực hiện. Hai năm Covid-19 trở thành cơ hội để doanh nghiệp củng cố nguồn lực sản xuất, tối ưu hóa hệ thống vận hành và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để tìm kiếm và xuất khẩu hàng hóa ngay vào thời điểm hậu Covid-19.
(Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam)
- Quy định mới về quản lý chất thải nhựa(01/10/2022)
- Thông báo của Liên minh Châu Âu về hạt vi nhựa(08/10/2022)
- Công nghệ mới giúp biến đổi rác thải nhựa polyethylene thành nhựa tiêu dùng(15/10/2022)
- Biến rác thải nhựa thành học bổng(23/10/2022)
- Sony sản xuất tai nghe làm từ nhựa tái chế(30/10/2022)
- Đến năm 2025, 85% lượng chất thải nhựa phát sinh được tái sử dụng và xử lý(05/11/2022)
- Nhựa gây nhiều tác hại đến sức khỏe(12/11/2022)
- Sony sẽ loại bỏ nhựa khỏi tất cả hộp đựng(20/11/2022)
- Mỹ phát triển thành công vật liệu nhựa mới có khả năng dẫn điện(27/11/2022)
- Cơ hội nào cho bao bì thân thiện môi trường?(02/12/2022)
- Unilever Việt Nam chia sẻ về quản lý rác thải nhựa tại hội nghị APAC(11/12/2022)
- Báo giá PE cạnh tranh của Mỹ gây náo loạn các thị trường toàn cầu trong quý 4 sau hai năm gián đoạn(17/12/2022)