Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường biển và đại dương trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đã từ lâu, rác thải nhựa vẫn luôn là mối lo ngại đối với sức khỏe con người lẫn môi trường sống. Mỗi năm, lượng chất thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất, trong đó ít nhất 14 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương. Việc lạm dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần, đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương, đã, đang và sẽ gây thiệt hại to lớn cho môi trường sinh thái.
Báo cáo của Liên hợp quốc cho biết mỗi phút, 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ trên toàn thế giới, trong khi mỗi năm có đến 5.000 tỷ túi nhựa dùng một lần được sử dụng và thải ra môi trường. Tổng cộng có một nửa số sản phẩm nhựa là loại chỉ để dùng một lần, từ ống hút, dây câu cá tới tã trẻ em hay túi bọc đồ.
Theo số liệu của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) cho biết, kết quả phối hợp nghiên cứu với Bộ tài nguyên môi trường cho thấy, bình quân Việt Nam mỗi năm thải ra đại dương 1,8 triệu tấn rác thải nhựa. phần lớn trong số đó là có túi nylon. Trung bình, mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng khoảng 1kg túi nylon mỗi tháng. Hơn 80% trong số đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần…Với số lượng rác thải đó đã biến Việt Nam trở thành một trong năm Quốc gia thải rác ra đại dương nhiều nhất Thế giới.
Báo cáo Phân tích về ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam cho thấy, chất thải nhựa là loại phổ biến thu gom được trong các khảo sát thực địa, chiếm 94% về số lượng và 71% trọng lượng. Trong đó, phần lớn là rác bao bì thực phẩm mang đi (chiếm 44% về số lượng), chất thải liên quan nghề cá 33% và rác thải hộ gia đình 22%. Chỉ số bờ biển sạch (CCI), một công cụ để đánh giá mức độ sạch tương đối của bờ biển, chỉ ra 71% các địa điểm ven biển là cực kỳ ô nhiễm.
Nhận thức được điều này, trong nhiều năm qua, vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương ở Việt Nam đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm và nỗ lực giải quyết thông qua việc đổi mới căn bản trong chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổng cục Biển và Hải Đảo phối hợp với Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) thực hiện đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên cả bình diện chính sách và truyền thông thay đổi nhận thức.
Với mục tiêu rõ ràng và hành động quyết liệt, chúng ta có quyền tin rằng Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 của Thủ tướng chính phủ sẽ đạt được tất cả các mục tiêu đề ra đúng hạn, giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương.
Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam
- Nhựa Bình Minh nỗ lực thực thi nhiều giải pháp để phát triển bền vững(17/06/2024)
- Khái niệm Nhựa PTFE - Vật liệu PTFE có phải Teflon hay không?(17/06/2024)
- Nhựa PE có an toàn hay không? Cần lưu ý những gì khi sử dụng?(04/07/2024)
- Ưu và nhược điểm của nhựa PC? Ứng dụng trong thực tế(04/07/2024)
- Hạt nhựa là gì? Các loại hạt nhựa và ứng dụng thực tiễn(04/07/2024)
- Lợi ích của việc sử dụng những tấm nhựa HDPE(23/07/2024)
- Những cách lựa chọn và sử dụng nhựa PE dạng tấm hiệu quả(23/07/2024)
- Những ứng dụng tiềm năng của tấm nhựa PE trong cuộc sống hàng ngày(28/07/2024)
- Bí quyết chọn lựa và bảo quản tốt nhất tấm nhựa PE cho nội thất(01/08/2024)
- Cách phân biệt các tấm nhựa PE, PP, PVC(06/08/2024)
- Tấm nhựa HDPE là gì? Nhựa HDPE chịu được nhiệt độ bao nhiêu?(13/08/2024)
- Tấm nhựa HDPE trong xi mạ hóa chất(14/08/2024)