Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường biển và đại dương trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đã từ lâu, rác thải nhựa vẫn luôn là mối lo ngại đối với sức khỏe con người lẫn môi trường sống. Mỗi năm, lượng chất thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất, trong đó ít nhất 14 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương. Việc lạm dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần, đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương, đã, đang và sẽ gây thiệt hại to lớn cho môi trường sinh thái.
Báo cáo của Liên hợp quốc cho biết mỗi phút, 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ trên toàn thế giới, trong khi mỗi năm có đến 5.000 tỷ túi nhựa dùng một lần được sử dụng và thải ra môi trường. Tổng cộng có một nửa số sản phẩm nhựa là loại chỉ để dùng một lần, từ ống hút, dây câu cá tới tã trẻ em hay túi bọc đồ.
Theo số liệu của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) cho biết, kết quả phối hợp nghiên cứu với Bộ tài nguyên môi trường cho thấy, bình quân Việt Nam mỗi năm thải ra đại dương 1,8 triệu tấn rác thải nhựa. phần lớn trong số đó là có túi nylon. Trung bình, mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng khoảng 1kg túi nylon mỗi tháng. Hơn 80% trong số đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần…Với số lượng rác thải đó đã biến Việt Nam trở thành một trong năm Quốc gia thải rác ra đại dương nhiều nhất Thế giới.
Báo cáo Phân tích về ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam cho thấy, chất thải nhựa là loại phổ biến thu gom được trong các khảo sát thực địa, chiếm 94% về số lượng và 71% trọng lượng. Trong đó, phần lớn là rác bao bì thực phẩm mang đi (chiếm 44% về số lượng), chất thải liên quan nghề cá 33% và rác thải hộ gia đình 22%. Chỉ số bờ biển sạch (CCI), một công cụ để đánh giá mức độ sạch tương đối của bờ biển, chỉ ra 71% các địa điểm ven biển là cực kỳ ô nhiễm.
Nhận thức được điều này, trong nhiều năm qua, vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương ở Việt Nam đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm và nỗ lực giải quyết thông qua việc đổi mới căn bản trong chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổng cục Biển và Hải Đảo phối hợp với Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) thực hiện đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên cả bình diện chính sách và truyền thông thay đổi nhận thức.
Với mục tiêu rõ ràng và hành động quyết liệt, chúng ta có quyền tin rằng Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 của Thủ tướng chính phủ sẽ đạt được tất cả các mục tiêu đề ra đúng hạn, giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương.
Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam
- Nhận biết các loại nhựa và khả năng tái chế chúng(29/06/2023)
- Nền kinh tế tuần hoàn ASEAN: Startup biến rác thải nhựa thành hàng tiêu dùng(04/07/2023)
- Tin tức Hiểm hoạ ô nhiễm vi nhựa và thách thức toàn cầu(04/07/2023)
- Đâu là nhựa an toàn để đựng đồ ăn thức uống?(10/07/2023)
- Nhựa tự tiệt trùng tiêu diệt virus(10/07/2023)
- Quản lý rác thải nhựa, tạo động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp(18/07/2023)
- Báo động tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa(18/07/2023)
- Giảm rác thải nhựa: Giải pháp, trách nhiệm và sự chung tay của toàn xã hội(26/07/2023)
- Quản lý rác thải nhựa: Các biện pháp cấp quốc gia của một số nước trên thế giới(26/07/2023)
- Khởi nghiệp sáng tạo: Công nghệ thay thế chất thải nhựa(01/08/2023)
- Khởi nghiệp với hành trình tái chế rác thải(01/08/2023)
- Yamaha sử dụng nhôm, nhựa tái chế để sản xuất xe máy(09/08/2023)