Dự án hợp tác giữa Ineos Styrolution và Unternehmensgruppe Theo Müller tập trung vào việc sử dụng polystyrene đã được tái chế thông qua kỹ thuật khử polyme, một quy trình chuyển polystyren đã sử dụng dạng rác thải biến đổi trở lại thành các monomer. Ưu điểm của quy trình này là tạo ra được loại polystyren nguyên thủy chất lượng cao chủ yếu dùng cho thực phẩm. Nói cách khác các hũ sữa chua làm bằng polystyren tái chế sẽ có những đặc tính tương tự so với các hũ sữa chua được làm bằng vật liệu polystyren truyền thống.
Ineos Styrolution và Unternehmensgruppe Theo Müller đã thỏa thuận thực hiện tiếp cận từng bước với một giai đoạn làm với quy mô trong phòng thí nghiệmsẽ tiến hành trong năm nay, một giai đoạn thí điểm bắt đầu vào năm 2020 và một giai đoạn có quy mô thương mại trong năm 2022.
Sven Riechers, Phó TGĐ Quản trị Kinh doanh, bộ phận Ngành Chuẩn EMEA tại Ineos Styrolution nói thêm: “Chúng tôi vô cùng hào hứng kết hợp với một doanh nghiệp hàng đầu thị trường như Unternehmensgruppe Theo Müller. Chúng tôi đang mong đợi một sự hợp tác sinh động và nhanh chóng mang lại nhiều giải pháp sáng tạo có thể mang ra làm ví dụ cho ngành.”
Thông báo là một phần của các nỗ lực mang tính tham vọng của Ineos Styrolution với mục tiêu là tính xoay vòng của các loại styrene nhằm tiết kiệm tài nguyên quý giá, tái chế rác thải styrene và giảm dấu chân sinh thái. Các nỗ lực của công ty bao gồm các dự án nghiên cứu, hợp tác xuyên suốt chuỗi giá trị và cộng tác với các khách hàng để tối ưu hóa ác giải pháp liên quan đến các khía cạnh về sự bền vững.
Thàng 4 năm nay, Ineos Styrolution đã thực hiện thành công các thử nghiệm đầu tiên sản xuất polystyren nguyên thủy từ vật liệu đã được khử polyme. Các thử nghiệm này đã được hoàn thành tại cơ sở của công ty tại Antwerp – Bỉ , được xem như là các bằng chứng thực tiển về tính có thể tái chế của polystyrene.
Nói chuyện với báo chí tại một buổi họp trước triển lãm K-show ở Antwerp vào tháng 6, Rob Buntinx, Chủ tịch Ineos Styrolution, Châu Âu, Trung Đông, và Châu Phi, cho biết vào năm 2025 Ineos sẽ sử dụng bình quân 30% hàm lượng đã được tái chế cơ học trong các sản phẩm dùng cho bao bì polystyrene tại Châu Âu, chào một dãy sản phẩm polyolefin dùng cho các ứng dụng bao bì tại Châu Âu có chứa 50% hoặc hơn hàm lượng tái chế, đưa ít nhất 325,000 tấn/năm vật liệu tái chế vào các sản phẩm đồng thời bảo đảm 100% sản phẩm polyme có thể tái chế lại được.
Tại triển K show, công ty sẽ giới thiệu hai loại PS pha màu chứa 30–50% vật liệu đã tái chế, đen và xám, độ bóng cao. Một loại nhựa ASA (acrylonitrile styrene acrylate) dành cho chất tạo độ bóng cao cho bề mặt không sơn cũng sẽ được giới thiệu.
(Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam)
- Nền kinh tế tuần hoàn ASEAN: Startup biến rác thải nhựa thành hàng tiêu dùng(04/07/2023)
- Tin tức Hiểm hoạ ô nhiễm vi nhựa và thách thức toàn cầu(04/07/2023)
- Đâu là nhựa an toàn để đựng đồ ăn thức uống?(10/07/2023)
- Nhựa tự tiệt trùng tiêu diệt virus(10/07/2023)
- Quản lý rác thải nhựa, tạo động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp(18/07/2023)
- Báo động tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa(18/07/2023)
- Giảm rác thải nhựa: Giải pháp, trách nhiệm và sự chung tay của toàn xã hội(26/07/2023)
- Quản lý rác thải nhựa: Các biện pháp cấp quốc gia của một số nước trên thế giới(26/07/2023)
- Khởi nghiệp sáng tạo: Công nghệ thay thế chất thải nhựa(01/08/2023)
- Khởi nghiệp với hành trình tái chế rác thải(01/08/2023)
- Yamaha sử dụng nhôm, nhựa tái chế để sản xuất xe máy(09/08/2023)
- Thành phố New York (Mỹ) hạn chế đồ nhựa dùng một lần(11/08/2023)