Các bậc phụ huynh luôn thắc mắc tại sao con lại dậy thì sớm? có những bé mới vào cấp một đã có những dấu hiệu của tuổi dậy thì. Mọi người thường cho đó là do hooc môn của mỗi người khác nhau. Nhưng thật không thể ngờ được rằng những loại đồ hộp được nhiều gia đình ưa chuộng để đựng thực phẩm lại là ‘thủ phạm’ khiến con dậy thì sớm.
Ảnh minh họa
Chất Bisphenol BPA có trong nhiều sản phẩm gia dụng như: túi nilo, hộp nhựa, chai nhựa và các vật dụng bằng nhựa khác. Bisphenol A (BPA) một hóa chất công nghiệp và là thành phần chính dùng để sản xuất các loại chai nhựa cứng và hộp đựng thực phẩm được dùng từ những năm 1960. Nhiều loại đồ hộp thực phẩm nếu có sử dụng loại nhựa này có thể cũng chứa dư lượng bisphenol A nhất định và có thể phôi nhiễm ra thực phẩm khi được dùng để chứa đựng thực phẩm.
Chất Bisphenol A (BPA) gây nhiều bệnh nguy hiểm ở người như: ảnh hưởng xấu đến tuyến tiền liệt ở bào thai, gây hại đến sức khỏe trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, đặc biệt nó là nguyên nhân thúc đẩy dậy thì sớm ở trẻ.
Các nhà nghiên cứu Mỹ còn cho biết thêm hóa chất này rất dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, chỉ cần đựng thực phẩm trong những vật dụng chứa Bisphenol BPA thậm chí chỉ hít phải không khí chứa Bisphenol BPA cũng có thể nhiễm chất độc gây hại này. Cùng với đó các nhà khoa học tại Đan Mạch cũng phát hiện ra rằng Bisphenol BPA còn ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng của nam giới và là nguyên nhân chính gây bệnh béo phì ở người.
Hiện vẫn chưa có lệnh cấm chính thức chất Bisphenol (BPA) nhưng cơ quan FDA của Mỹ đã khuyến cáo người dân nên hạn chế dùng đồ nhựa có thành phần BPA.
(Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam)
- Ngành nhựa đang trải qua một sự thay đổi toàn cầu(27/09/2023)
- Sự lớn mạnh trong nước, vươn tầm thế giới của doanh nghiệp nhựa Việt Nam(27/09/2023)
- Duy Tân và LaVie hợp tác thu gom và tái chế 11.000 tấn rác thải nhựa(07/10/2023)
- Cách dân Mỹ xử lý rác(07/10/2023)
- Kinh hoàng bát đĩa nhựa tại các quán ăn: Rót nước nóng vào, mùi nhựa nồng nặc(13/10/2023)
- Hầu như không có chai nhựa nào được tái chế thành chai mới(19/10/2023)
- Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương: Từ chính sách đến thực tiễn(19/10/2023)
- Cuối cùng khoa học cũng tìm ra cách tái chế mấy cái hộp xôi, thứ rác nhựa khó tái chế nhất hành tinh(24/10/2023)
- Mỗi tuần, một người vô tình ăn lượng nhựa bằng chiếc thẻ tín dụng(24/10/2023)
- Bộ Tài chính ban hành kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025(06/11/2023)
- Hóa chất phthalates trong các sản phẩm nhựa tiêu dùng góp phần gây tử vong sớm(06/11/2023)
- Kiểm soát chất lượng tái chế nhựa (16/11/2023)