Bộ trưởng Môi trường Pháp ngày 11/10 cho biết nước này sẽ cấm sử dụng bao bì nhựa đối với gần như toàn bộ trái cây và rau quả từ tháng 1/2022, nhằm giảm rác thải nhựa.
Thực hiện luật tháng 2/2020, Chính phủ Pháp công bố một danh sách khoảng 30 loại trái cây và rau quả sẽ được bán mà không có bao bì nhựa kể từ ngày 1/1. Danh sách bao gồm tỏi tây, cà chua, táo, chuối và cam.
Theo ước tính, khoảng 37% trái cây và rau quả được bán với bao bì. Giới chức hy vọng những biện pháp trên sẽ hạn chế hơn tỉ bao bì nhựa vô dụng mỗi năm. Chủ tịch Liên đoàn bán trái cây của Pháp Francois Roch cho biết việc chuyển đổi sang sử dụng bìa cứng sẽ rất khó khăn trong thời gian ngắn.
Lệnh cấm đóng gói là một phần trong chương trình kéo dài nhiều năm của Chính phủ Pháp, nhằm loại bỏ dần đồ nhựa. Từ năm 2021, Pháp đã cấm sử dụng ống hút, cốc và dao kéo bằng nhựa cũng như hộp xốp đựng đồ ăn mang đi.
Hiện, việc bán trái cây cắt nhỏ và một số loại trái cây và rau quả dễ hỏng vẫn được bán với đóng bao bì nhựa. Tuy nhiên, việc sử dụng bao bì nhựa sẽ bị cấm vào cuối tháng 6/2026.
Từ cuối năm 2022, không gian công cộng cần phải cung cấp vòi nước để giảm sử dụng chai nhựa, các ấn phẩm báo chí và quảng cáo phải được vận chuyển mà không sử dụng bao bì nhựa. Trong khi, các nhà hàng thức ăn nhanh sẽ không sử dụng đồ dùng nhựa miễn phí nữa.
Kể từ tháng 1/2023, Pháp cũng sẽ cấm sử dụng đồ dùng một lần bằng sành cho bữa ăn tại chỗ trong các cửa hàng ăn nhanh.
(Theo VPAS.vn)
- Sự lớn mạnh trong nước, vươn tầm thế giới của doanh nghiệp nhựa Việt Nam(27/09/2023)
- Duy Tân và LaVie hợp tác thu gom và tái chế 11.000 tấn rác thải nhựa(07/10/2023)
- Cách dân Mỹ xử lý rác(07/10/2023)
- Phát hiện đồ nhựa là ‘thủ phạm’ khiến con dậy thì sớm(13/10/2023)
- Kinh hoàng bát đĩa nhựa tại các quán ăn: Rót nước nóng vào, mùi nhựa nồng nặc(13/10/2023)
- Hầu như không có chai nhựa nào được tái chế thành chai mới(19/10/2023)
- Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương: Từ chính sách đến thực tiễn(19/10/2023)
- Cuối cùng khoa học cũng tìm ra cách tái chế mấy cái hộp xôi, thứ rác nhựa khó tái chế nhất hành tinh(24/10/2023)
- Mỗi tuần, một người vô tình ăn lượng nhựa bằng chiếc thẻ tín dụng(24/10/2023)
- Bộ Tài chính ban hành kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025(06/11/2023)
- Hóa chất phthalates trong các sản phẩm nhựa tiêu dùng góp phần gây tử vong sớm(06/11/2023)
- Kiểm soát chất lượng tái chế nhựa (16/11/2023)