Trung bình mỗi năm các quốc gia phải tốn hàng trăm triệu USD để phân hủy của rác thải nhựa; thì sự xuất hiện của loài nấm có tên khoa học “Pestalotiopsis microspora” như vị cứu tinh của nhân loại ; giải quyết được tình trạng ô nhiễm rác thải và giảm bớt gánh nặng về chi phí.
Nấm ăn nhựa - Pestalotiopsis microspora
Loại nấm này sống chủ yếu ở rừng nhiệt đới Amazon; và có khả năng đặc biệt là tiêu thụ được các chất thải bằng nhựa; biến chất polyurethane – thành phần cấu tạo nên nhựa thành chất hữu cơ.
Đặc biệt hơn nữa loại nấm này có thể sống ngay cả trong môi trường không có khí Oxy. Vì thế các nhà khoa học nghiên cứu về loài nấm này đã đưa ra một kết luận thú vị; có thể nhân giống loài nấm này dưới tận cùng của các bãi rác mà không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Với khả năng chỉ mất vài tháng để phân hủy các chất nhựa so với thời gian tự nhiên là đến tận 400 năm.
Điều bất ngờ hơn; nhà nghiên cứu Katharina Unger cho biết sau khi nhựa được phân huỷ hoàn toàn thì loài nấm này sẽ ăn được với vị ngọt của cây hồi hay cam thảo.
Tại sự kiện State of the World’s Fungi 2018 ở London; các nhà khoa học còn xác định thêm được một công dụng thú vị khác đó là có thể được sử dụng để tạo ra những viên gạch nấm – một vật liệu xây dựng bền vững.
Đây đích thực là một vị anh hùng mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng để trợ giúp con người. Hi vọng trong một tương lai không xa; sự xuất hiện của “anh hùng nấm” sẽ giúp con người có những bước tiến lớn trong vấn đề giải quyết môi trường.
Theo Donggoitrithuc.com
- BIDV hạ lãi xuất vay hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch(06/09/2020)
- Dùng xỉ thép để xử lý photpho trong nước thải(20/09/2020)
- Gỗ trong suốt: vật liệu cũ nhưng diện mạo mới(04/10/2020)
- 10 loại vật liệu cứng nhất hiện nay(11/10/2020)
- Những phát minh làm thay đổi cuộc sống(24/10/2020)
- Những vật liệu có thể làm thay đổi thế giới (01/11/2020)
- Những vật liệu khiến chúng ta tưởng như là phép thuật(15/11/2020)
- Siêu enzyme giúp phân hủy nhựa nhanh gấp 6 lần các loại thông thường(22/11/2020)
- Thêm một phương án tránh rác thải nhựa: Sử dụng hạt bơ làm đồ dùng 1 lần(13/12/2020)
- Công dung không ngờ của miến da trên balo(10/01/2021)
- Có vật liệu tự nhiên nào cứng hơn kim cương?(17/01/2021)
- Lịch sử phát triển của nhựa(24/01/2021)