Năm 2020 chứng kiến nhiều khám phá mang tính kỷ lục, trong đó có việc phát hiện ra động vật dài nhất thế giới. Các nhà khoa học còn tìm ra loài rùa khủng nhất từng sinh sống, vật liệu lâu đời nhất thế giới, tốc độ kỷ lục của âm thanh, tia chớp dài nhất...
Chuyến bay dài nhất của chim
Một con chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn đã phá kỷ lục thế giới về chuyến bay thẳng dài nhất vào mùa thu năm 2020. Nó đã bay quãng đường 12.200km từ phía Tây Nam Alaska đến New Zealand trong vòng 11 ngày.
Kỷ lục trước đây thuộc về một con chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn mái khi nó bay 11.500km trong hơn 9 ngày vào năm 2007. Loài chim này nổi tiếng là có những chuyến bay ấn tượng và hành trình của chúng thường được những cơn gió đông hỗ trợ.
Trong khi khám phá những hẻm núi sâu ngoài khơi bờ biển Australia, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một sinh vật siêu dài, giống như một sợi dây và có thể là “động vật dài nhất từng được phát hiện”.
Sinh vật này được gọi là siphonophore, dài 45 mét và thực sự được tạo thành từ nhiều sinh vật nhỏ gọi là “zooid”. Mỗi zooid sống cuộc sống riêng của mình nhưng luôn được kết nối với các zooid khác của nó và thực hiện một chức năng cho toàn bộ siphonophore.
Con rùa lớn nhất từng sinh sống
Một con rùa cổ đại sống cách đây 8 triệu năm, với chiếc mai có đường kính gần 2,4 mét có thể là con rùa lớn nhất từng tồn tại. Sinh vật cổ đại này thuộc về một loài hiện đã tuyệt chủng được gọi là Stupendemys geus, sống ở miền Bắc Nam Mỹ trong kỷ nguyên Miocen, kéo dài từ 12 đến 5 triệu năm trước.
Nó nặng khoảng 1.145kg, gần gấp 100 lần so với họ hàng gần nhất còn sống của nó là rùa sông Amazon (Peltocephalus dumerilianus) và gấp đôi kích thước của loài rùa lớn nhất đang sống là rùa biển (Dermochelys coriacea).
Tinh trùng lâu đời nhất
Bên trong một miếng hổ phách được tìm thấy trong một khu mỏ ở phía Bắc Myanmar, các nhà khoa học phát hiện ra tinh trùng lâu đời nhất thế giới. Hổ phách chứa 39 con đà điểu nhỏ, một loạt giáp xác, 31 trong số đó thuộc về một loài mới được phát hiện có tên là Myanmarcypris hui.
Bên trong một trong những con vật Myanmarcypris hui cái trưởng thành, các nhà khoa học phát hiện ra 4 quả trứng và một khối giống như sợi mì spaghetti, nhưng đây hóa ra là tinh trùng 100 triệu năm tuổi. Trước phát hiện này, tinh trùng lâu đời nhất được xác nhận là 50 triệu năm tuổi và đến từ kén giun ở Nam Cực. Các phát hiện này đã được công bố ngày 16/9 trên tạp chí Proceedings of the Royal Academy B.
Vật liệu lâu đời nhất
Bụi sao (stardust) được tìm thấy bên trong một thiên thạch khổng lồ lao vào Trái đất cách đây nửa thế kỷ có niên đại 7 tỷ năm, khiến nó trở thành vật liệu lâu đời nhất được tìm thấy trên hành tinh. Lớp bụi cổ xưa được tạo thành từ những hạt già hơn Mặt trời của chúng ta này đã được đưa ra ngoài vũ trụ bởi những ngôi sao sắp chết.
Bụi sao này cuối cùng đã đến hành tinh của chúng ta bằng cách đi nhờ thiên thạch Murchison, rơi ở Australia vào năm 1969. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện ra các loại hạt có trước Mặt trời ở trong đá trên Trái đất.
Tốc độ nhanh nhất của âm thanh
Âm thanh có thể đi nhanh như thế nào? Các nhà khoa học đã tìm ra tốc độ nhanh nhất có thể của âm thanh trong bất kỳ môi trường nào, đó là 36km/ giây. Âm thanh có thể truyền đi với các tốc độ khác nhau tùy thuộc vào chất liệu mà nó truyền qua, ví dụ âm thanh truyền nhanh hơn trong chất lỏng ấm so với trong chất lỏng lạnh hơn. Nó cũng có thể truyền đi với tốc độ khác nhau trong chất rắn so với chất khí. Các tính toán cho thấy âm thanh truyền đi nhanh nhất trong các nguyên tử có khối lượng thấp nhất.
Vì vậy, để tìm ra tốc độ tối đa mà âm thanh có thể truyền đi, một nhóm các nhà nghiên cứu đã tính toán tốc độ âm thanh thông qua một nguyên tử rắn hydro. Hydro là nguyên tử có khối lượng thấp nhất nhưng không phải là chất rắn, trừ khi nó chịu áp suất cực lớn mạnh hơn bầu khí quyển của Trái đất hơn một triệu lần.
Trong điều kiện rất cụ thể này, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng âm thanh có thể di chuyển gần với giới hạn lý thuyết là 127.460km/h.
Tia chớp dài nhất
Vào ngày Halloween năm 2018, một tia sét lớn đã cắt ngang bầu trời Brazil. Tia chớp khủng này dài hơn 700km và kéo dài từ bờ biển Đại Tây Dương đến rìa của Argentina, khiến nó trở thành tia chớp dài nhất từng được ghi nhận – theo một phân tích của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) công bố vào tháng 6/2020.
Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ vệ tinh mới để xác nhận rằng tia chớp dài hơn gấp đôi so với kỷ lục trước đó, một tia chớp thắp sáng bầu trời Oklahoma, Mỹ vào năm 2007.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói trong một tuyên bố rằng tia chớp thực sự không trở nên lớn hơn mà là công nghệ giám sát tia chớp trở nên tốt hơn. Phân tích mới cũng chỉ ra rằng kỷ lục tia chớp dài nhất là vụ sét đánh ở miền Bắc Argentina kéo dài gần 17 giây vào tháng 3/2019.
(Khoahoc.tv)
- Đột phá biến nhựa trở lại thành dầu(16/11/2023)
- Nhà máy phân loại rác nhựa lớn nhất thế giới(23/11/2023)
- Tầm quan trọng của sự ổn định tài chính: Mở khóa tài chính xanh cho ngành nhựa Việt Nam(23/11/2023)
- Nhựa tự chữa lành, tự phân hủy(29/11/2023)
- Acecook Việt Nam đi đầu trong cải tiến sản phẩm giảm nhựa(29/11/2023)
- DUYTAN Recycling và hành trình tái chế nhựa cho cuộc sống tái sinh(06/12/2023)
- Khánh thành cầu nối yêu thương số 104 và khởi công 2 cây cầu mới tại Kiên Giang(06/12/2023)
- Cây gai dầu, cây lanh ứng dụng mới trong vật liệu composite(12/12/2023)
- Tại sao dưới đáy chai nhựa lại có ký hiệu này?(12/12/2023)
- Tác động tiềm ẩn của hạt vi nhựa đối với bệnh viêm ruột(19/12/2023)
- Dự án ‘Kinh tế tuần hoàn nhựa’ của Unilever đạt giải Human Act Prize 2023(19/12/2023)
- Nỗ lực giảm rác thải nhựa ở Việt Nam: Từ hành động nhỏ đến thay đổi lớn(26/12/2023)