Nhựa sinh học tự chữa lành bằng nước
Nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Melik Demirel thuộc đại học bang Pennsylvania, Mỹ. Sau khi nghiên cứu các loại giác hút trên xúc tu của nhiều loài mực khác nhau trên thế giới, họ phát hiện ra sự xuất hiện của một loại protein giúp mực tự chữa lành vết thương. Qua khảo sát, lượng protein này khá ít ỏi trên cơ thể mực và các nhà khoa học dự đoán rằng cần phải có một loài sinh vật nào đó hỗ trợ sản xuất để tạo nên lượng đủ dùng.
Collagen nhân tạo làm lành vết thương một cách tự nhiên
Do đó, họ tìm tới một loại vi khuẩn, giúp họ tạo ra loại protein tương tự trong phòng thí nghiệm và tích hợp vào polymer. Sản phẩm cuối cùng là một loại vật liệu bền, dẻo, dai và đặc biệt có thể nối liền lại dù bị cắt lìa ra. Trong một thử nghiệm, nhóm đã tạo nên một mảnh vật liệu, cắt ra thành 2 phần, nhỏ một ít nước ấm vào và tác động vài lực nhẹ vào vị trí tiếp giáp. Thật ngạc nhiên, sau khi sấy khô thì miếng vật liệu đã liền lại như cũ và đảm bảo các tính chất như lúc ban đầu.
Các loại giác hút trên xúc tu mực được nghiên cứu
Giáo sư Demirel cho biết: “Có thể một ngày nào đó, chúng ta sẽ áp dụng loại vật liệu này để chữa lành những vết thương trên cơ thể người. Thực tế hơn, nó có thể đuọc dùng để sản xuất dây dẫn tự nối dưới đất biển, thiết bị y tế có thể tự lành ngay trong cơ thể người mà không cần phải phẫu thuật lấy ra, thay mới,…” Tất nhiên, còn phải có thêm thời gian nghiên cứu nữa thì điều ấy mới có thể biến thành hiện thực.
(Theo Khoahoc.tv)
- TÁI DƯƠNG TÍNH COVID 19 LÀ GÌ?(23/08/2020)
- BIDV hạ lãi xuất vay hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch(06/09/2020)
- Dùng xỉ thép để xử lý photpho trong nước thải(20/09/2020)
- Gỗ trong suốt: vật liệu cũ nhưng diện mạo mới(04/10/2020)
- 10 loại vật liệu cứng nhất hiện nay(11/10/2020)
- Những phát minh làm thay đổi cuộc sống(24/10/2020)
- Những vật liệu có thể làm thay đổi thế giới (01/11/2020)
- Những vật liệu khiến chúng ta tưởng như là phép thuật(15/11/2020)
- Siêu enzyme giúp phân hủy nhựa nhanh gấp 6 lần các loại thông thường(22/11/2020)
- Thêm một phương án tránh rác thải nhựa: Sử dụng hạt bơ làm đồ dùng 1 lần(13/12/2020)
- Công dung không ngờ của miến da trên balo(10/01/2021)
- Có vật liệu tự nhiên nào cứng hơn kim cương?(17/01/2021)