Nhựa được thải ra môi trường sẽ dần biến thành vi nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể người, tiếp xúc với bản thân sản phẩm nhựa và các hóa chất liên quan; Các chất ô nhiễm từ quá trình tạo ra, tiêu thụ và xử lý chất thải nhựa. Rủi ro sức khỏe từ việc khai thác và vận chuyển nguyên liệu hoá thạch để sản xuất nhựa: Các khí ô nhiễm: PM, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), hydrocacbon thơm đa vòng (PAH), ôzôn mặt đất,…làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch và hô hấp, các ảnh hưởng về da, mắt và các cơ quan cảm giác khác, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ thống miễn dịch và thận, hệ thống nội tiết, và thậm chí có thể gây ung thư và đột biến gen.
Nguy cơ sức khỏe trong quá trình tạo ra sản phẩm nhựa: Việc tiếp xúc nghề nghiệp với các hóa chất, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), hydrocacbon thơm đa vòng (PAH): 1,3-Butadien, benzen, styren, toluen, etan, propylene và propylene oxide gây nguy cơ mắc các bệnh ung thư, các khuyết tật về sinh sản và dị tật bẩm sinh. Các cộng đồng sống gần nhà máy nhà sản xuất nhựa, các cộng đồng gần các nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa thải ra benzen, tỷ lệ mắc một số bệnh ung thư máu cao hơn, đặc biệt là ung thư hạch bạch huyết.
Nguy cơ sức khỏe trong quá trình sử dụng nhựa: Nhựa có thể rò rỉ các đơn phân (monomer) có hại, hợp chất BPA (bisphenol A) làm phá vỡ chức năng nội tiết, styren và vinyl clorua được phân loại là chất gây ung thư và gây đột biến. Các chất hóa dẻo, chất phụ gia hóa học và sản phẩm phụ của quá trình sản xuất nhựa, một số chất phụ gia, như bis (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) và BPA, có thể gây ra độc tính sinh sản. Nhựa có xu hướng hấp thụ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy kỵ nước (POP) Polychlorinated biphenyls (PCB) và PAHs.
Gần đây đã có nhiều nghiên cứu về sử dụng đồ nhựa của người tiêu dùng ở Việt Nam nhưng rất ít trong số đó xem xét khía cạnh tác động đến sức khỏe.
Nguy cơ sức khỏe từ xử lý chất thải nhựa: Rủi ro sức khỏe cao trong suốt chu trình xử lý chất thải từ thu gom chất thải đến vận chuyển, phân loại, rửa, đun nóng và nấu chảy nhựa. Khí thải độc hại thường xảy ra đối với các cơ sở tái chế nhựa. Có nhiều bằng chứng nghiên cứu về tác động đến sức khỏe của người lao động và người dân tại các làng nghề tái chế nhựa ở Việt Nam.
Nguy cơ từ đốt chất thải nhựa: Khói và bụi thải ra từ đốt chất thải nhựa gây ra các vấn đề về sức khỏe đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ em, người già, người mắc bệnh hen suyễn và những người bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính. Các hợp chất hữu cơ như dioxin, furan, một số POP là chất gây ung thư. Hoạt động đốt chất thải nhựa cũng làm rõ rỉ kim loại nặng ra môi trường.
Nguy cơ sức khỏe từ vi nhựa: Các hạt nhựa bao gồm các hạt nhựa siêu nhỏ và nano có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường tiêu hóa, hít thở và hấp thụ qua da, Stress, gây độc tế bào, thay đổi sự trao đổi chất và cân bằng năng lượng, phá vỡ chức năng miễn dịch, gây ung thư, vật trung gian truyền hóa chất và vi sinh vật độc hại.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu ban đầu về vi nhựa trong môi trường, chỉ có một số ít đề cập đến các tác động tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe.
(Theo www.vpas.vn)
- Lịch sử phát triển của nhựa(24/01/2021)
- Cậu bé 12 tuổi và phát minh máy lọc chất thải nhựa dưới đại dương(24/01/2021)
- 50 mẹo giúp ít sử dụng nhựa hơn(31/01/2021)
- Những kỷ lục khoa học mới được xác lập trong năm 2020(07/02/2021)
- Siêu vật liệu mềm dẻo nhưng lại có độ bền gấp 5 lần gang thép(07/02/2021)
- Đá Moissanite - Vật liệu tuyệt với có thể thay thế kim cương(21/02/2021)
- Nhìn lại 10 năm ngành may mặc Việt Nam và sự phát triển trong năm 2021(21/02/2021)
- Cách nhận biết nhựa có độc không(06/03/2021)
- Vật chất đắt nhất thế giới(21/03/2021)
- Chai nhựa - sát thủ vô hình trong thời tiền sử(28/03/2021)
- Một số điều thú vị về balo chống gù(11/04/2021)
- Một số điều bạn nên biết về túi giữ nhiệt(11/04/2021)