NGUỒN GỐC LƯỚI ĐỊA KỸ THUẬT
Lưới địa kỹ thuật được sản xuất đầu tiên năm 1978 tại Anh, bởi công ty Netlon (và hiện giờ là tập đoàn Tensar International). Trải qua nhiều thập kỷ nghiên cứu phát triển, thí nghiệm và áp dụng tại hàng chục nghìn dự án trên khắp toàn cầu, Lưới địa kỹ thuật đang chứng tỏ được ưu điểm của mình về tính kinh tế, tiến độ cũng như thân thiện môi trường. Các giải pháp kết cấu (tường chắn có cốt, mái dốc có cốt, gia cố nền đất yếu, kết cấu mặt đường...) được xem xét như là một phương án thay thế tiên tiến cho các giải pháp truyền thống.
Xem thêm: Lưới địa kỹ thuật trong xây dựng.
ỨNG DỤNG CỦA LƯỚI ĐỊA KỸ THUẬT
- Tường chắn trọng lực: Lưới được trải nằm ngang, liên kết với các tấm hoặc các khối ốp mặt ngoài nhằm chống lại các lực cắt của khối sụt trượt tiềm năng, và có thể xây các tường chắn cao tới 17 m với mái dốc đến 90 độ.
- Mái dốc: Lưới được trải thành từng lớp nằm ngang trong thân mái dốc để tăng khả năng ổn định, khống chế sụt trượt. Mặt ngoài của mái dốc có thể được neo bằng chính lưới địa kỹ thuật hoặc chắn bằng các bao tải đất hoặc thảm thực vật nhân tạo chống xói mòn bề mặt. Mái dốc xây dựng theo phương pháp này có thể đạt tới độ cao 50 m.
- Đường dẫn đầu cầu: Giống như tường chắn trọng lực, lưới được trải thành từng lớp ngang, neo giữa các tấm ốp mái ở hai mái đường dẫn đầu cầu, vừa tăng khả năng chịu tải đồng thời tiết kiệm không gian hai bên đường dẫn.
- Liên kết cọc: Sau khi đóng cọc móng, lưới được trải trên các cọc, tạo ra một giàn đỡ truyền tải trọng từ các công trình bên trên tới tất cả các cọc một cách hiệu quả, đồng thời giúp tiết kiệm được số lượng cọc sử dụng.
- Tạo lưới đỡ trên nền có nhiều hốc trống: Lưới được sử dụng phủ nền có nhiều hốc trống, phần nền đá vôi, phần nền có nhiều vật liệu khối lổn nhổn... hạn chế sụt lỗ rỗng, bảo vệ các lớp lót như màng chống thấm (ô chôn lấp rác, hồ chứa trên núi đá đồi, vùng mỏ, v.v.)
- Tăng ma sát trên mái dốc: Nhằm tăng ma sát của vật liệu đắp trên mái dốc có trải các lớp màng chống thấm trơn hoặc vật liệu địa kỹ thuật khác.
(Theo Wikipedia)
- Không để Hiệp ước toàn cầu về nhựa đi vào bế tắc(26/12/2023)
- Thụy Điển mở nhà máy hiện đại để tăng gấp đôi lượng nhựa tái chế(04/01/2024)
- Tại sao bia ít được đóng trong chai nhựa?(04/01/2024)
- Pháp cấm bao bì nhựa cho sản phẩm tươi sống vào năm 2024(10/01/2024)
- Vì sao chai nhựa luôn có phần đáy không bằng phẳng?(10/01/2024)
- Chủ động vào cuộc tái chế sản phẩm, bao bì(17/01/2024)
- Thành công từ công nghệ tái chế rác thải nhựa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội(17/01/2024)
- Ngành công nghiệp ô tô đang ứng dụng tái chế như thế nào!(24/01/2024)
- Bao bì nhựa PE - Giải pháp bền vững cho môi trường(22/02/2024)
- Nhựa PE có độc hại không? Ứng dụng của nhựa PE trong đời sống(26/02/2024)
- Giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam thông qua dữ liệu số(26/02/2024)
- Nan giải việc tái chế rác thải nhựa(06/03/2024)