Theo nghiên cứu được công bố vào ngày 26/10/2022 trên Tạp chí Nature, các nhà khoa học tại Trường Đại học Chicago (Mỹ) đã phát hiện cách tạo ra một vật liệu có thể giống như nhựa, nhưng lại có khả năng dẫn điện tương tự kim loại do sở hữu những mảnh phân tử lộn xộn.
Nhóm các nhà khoa học cho biết, các kim loại có tính dẫn điện tốt như: Đồng, vàng, nhôm đầu có tính linh hoạt và dễ gia công, tuy nhiên, chúng đều không ổn định và dễ mất độ dẫn điện nếu tiếp xúc với độ ẩm hoặc nhiệt độ quá cao. Điểm mấu chốt được nhận định giúp tạo nên tính dẫn điện tốt của các kim loại này là chúng đều được tạo thành từ các hàng nguyên từ hoặc phân tử thẳng hàng, xếp khít nhau, cho phép electron có thể dễ dàng di chuyển qua vật liệu.
Tuy nhiên, ở loại vật liệu mới, nhóm khoa học đã tạo nên điều đi ngược lại hoàn toàn các định luật Vật lý, nhóm các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm một số vật liệu được phát hiện từ nhiều năm trước. Cụ thể, họ đã sắp xếp các nguyên tử Niken giống như ngọc trai thành một chuỗi hạt phân tử làm từ cacbon và lưu huỳnh. Nhờ vào đó, họ đã thành công tạo nên một loại vật liệu có tính dẫn điện cao, đồng thời có tính ổn định cao.
Điều đáng chú ý nhất là cấu trúc phân tử của vật liệu đã bị rối loạn. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu cách vật liệu có thể dẫn điện. Sau các thử nghiệm, mô phỏng và nghiên cứu lý thuyết, họ cho rằng, vật liệu này tạo thành các lớp. Ngay cả khi các lớp lộn xộn, electron vẫn có thể di chuyển theo chiều ngang hoặc dọc, miễn là chạm vào nhau. Các nhà khoa học cho biết, khám phá này gợi ý một nguyên tắc thiết kế mới về cơ bản cho công nghệ điện tử. Vật liệu mới có thể được tạo ra ở nhiệt độ phòng. Nó cũng có thể được sử dụng khi nhu cầu về một thiết bị hoặc các mảnh của thiết bị cần phải chịu nhiệt, axit hoặc kiềm, hay độ ẩm cao.
Nhóm cũng đang khám phá các dạng và chức năng khác nhau mà vật liệu có thể tạo ra. “Chúng tôi nghĩ rằng có thể mô phỏng vật liệu dưới dạng 2D hoặc 3D. Hoặc thậm chí giới thiệu các chức năng khác, bằng cách thêm những trình liên kết hoặc nút khác nhau”, nhóm nghiên cứu cho biết.
(Theo www.vpas.vn)
- Sự lớn mạnh trong nước, vươn tầm thế giới của doanh nghiệp nhựa Việt Nam(27/09/2023)
- Duy Tân và LaVie hợp tác thu gom và tái chế 11.000 tấn rác thải nhựa(07/10/2023)
- Cách dân Mỹ xử lý rác(07/10/2023)
- Phát hiện đồ nhựa là ‘thủ phạm’ khiến con dậy thì sớm(13/10/2023)
- Kinh hoàng bát đĩa nhựa tại các quán ăn: Rót nước nóng vào, mùi nhựa nồng nặc(13/10/2023)
- Hầu như không có chai nhựa nào được tái chế thành chai mới(19/10/2023)
- Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương: Từ chính sách đến thực tiễn(19/10/2023)
- Cuối cùng khoa học cũng tìm ra cách tái chế mấy cái hộp xôi, thứ rác nhựa khó tái chế nhất hành tinh(24/10/2023)
- Mỗi tuần, một người vô tình ăn lượng nhựa bằng chiếc thẻ tín dụng(24/10/2023)
- Bộ Tài chính ban hành kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025(06/11/2023)
- Hóa chất phthalates trong các sản phẩm nhựa tiêu dùng góp phần gây tử vong sớm(06/11/2023)
- Kiểm soát chất lượng tái chế nhựa (16/11/2023)