Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Exposure & Health, hạt vi nhựa có kích thước từ 0,0001 đến 5 mm có khả năng thay đổi thành phần hệ vi sinh vật đường ruột.
Về cơ bản, những hạt nhựa nhỏ bé này đang tàn phá đường ruột của bạn. Những thay đổi trong đường tiêu hóa do nhựa có liên quan đến các bệnh chuyển hóa như béo phì, tiểu đường và bệnh gan mạn tính.
Khi ở trong ruột, các hạt nhựa dẫn tới phản ứng miễn dịch và gây ra tình trạng viêm
Khi nghiên cứu những tác động của hạt vi nhựa với cơ thể, các nhà khoa học của Đại học Vienna cũng phát hiện ra cách mà những chất dẻo nhỏ bé này đi vào mô ruột của con người.
Khi ở trong ruột, các hạt nhựa dẫn tới phản ứng miễn dịch và gây ra tình trạng viêm. Nhiều bằng chứng ghi nhận, vi nhựa kích hoạt các yếu tố liên quan tới sự hình thành ung thư.
Uống đủ lượng nước khuyến nghị (1,5 đến 2 lít mỗi ngày) chỉ qua chai nhựa sẽ đưa 90.000 hạt nhựa vào cơ thể bạn mỗi năm.
Nhưng uống nước thông thường cũng không giải quyết được triệt để vấn đề trên. Những người uống cùng một lượng nước từ vòi hấp thụ khoảng 40.000 hạt nhựa mỗi năm.
Tác động sức khỏe của nhựa có thể không đảo ngược được và đây là nguy cơ mà các thế hệ tương lai phải đối mặt. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu thừa nhận, nhựa khó thay thế trong cuộc sống hàng ngày.
Lukas Kenner, một trong những tác giả, cung cấp thêm thông tin, hạt vi nhựa có hại hơn cho những người bị bệnh mạn tính.
Vị chuyên gia giải thích: "Đường ruột khỏe mạnh có nhiều khả năng tránh được các nguy cơ về sức khỏe. Những thay đổi cục bộ trong đường tiêu hóa, chẳng hạn như biểu hiện của bệnh mạn tính hoặc căng thẳng, dễ tạo điều kiện cho hạt vi nhựa gây ra các tác hại".
(Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam)
- Thành phố New York (Mỹ) hạn chế đồ nhựa dùng một lần(11/08/2023)
- Biến rác thành tiền(25/08/2023)
- Phương pháp mới làm rác thải nhựa biến mất(25/08/2023)
- Các chỉ thị khung trong quản lý rác thải nhựa tại Châu Âu(07/09/2023)
- Người dùng sẽ chịu thiệt vì mức phí tái chế đối với doanh nghiệp cao bất hợp lý(07/09/2023)
- Chuyên gia nêu loạt giải pháp giúp Việt Nam ‘chống ô nhiễm nhựa’(12/09/2023)
- Chỉ gần 10% đồ nhựa dùng một lần được tái chế(12/09/2023)
- Tin tức Túi nilong – Dùng sao để không bị nhiễm độc?(20/09/2023)
- Giải pháp sáng tạo trong xử lý nhựa tại Australia(21/09/2023)
- 6 bước chính của một thiết kế thành công cho chương trình sản xuất(21/09/2023)
- Kinh tế tuần hoàn - xu thế không thể đảo ngược(21/09/2023)
- Tính đúng, tính đủ định mức chi phí tái chế(27/09/2023)