Theo ước tính, việc đốt bao bì nhựa được tung ra thị trường bởi 4 công ty trên tạo ra 4,6 triệu tấn CO2.
Theo một báo cáo, 4 “đại gia” lớn về đồ uống trên toàn cầu gồm: Coca-Cola, PepsiCo, Nestlé và Unilever chịu trách nhiệm cho hơn nửa triệu tấn ô nhiễm nhựa tại 6 quốc gia đang phát triển mỗi năm, đủ để bao phủ 83 sân bóng đá mỗi ngày.
Tổ chức phi chính phủ của Anh, Tearfund đã tính toán lượng khí thải nhà kính nêu trên từ việc đốt ngoài trời các chai, túi và thùng nhựa do Coca-Cola, PepsiCo, Nestlé và Unilever sản xuất ở các quốc gia đang phát triển, nơi chất thải có thể được xử lý không đúng cách. Lấy mẫu từ một trong sáu quốc gia đang phát triển, phản ánh sự lan rộng trên toàn cầu, Tearfund ước tính việc đốt bao bì nhựa mà các công ty tung ra thị trường có thể tạo ra 4,6 triệu tấn CO2 - tương đương với lượng khí thải từ 2 triệu ô tô.
Tearfund đã phân tích nhựa được đưa ra thị trường ở Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Brazil, Mexico và Nigeria để xem xét tác động của nhựa dùng một lần ở các nước đang phát triển. Các quốc gia này được chọn vì họ là thị trường của các nước đang phát triển lớn, trải rộng khắp ba châu lục. Các gói, chai và thùng được bán ở các quốc gia này thường bị đốt cháy hoặc xả ra bãi rác – tạo ra vấn đề ô nhiễm tương đương với 83 sân bóng bị phủ lượng nhựa cao đến 10 cm mỗi ngày.
Theo báo cáo, 4 công ty thực hiện ít hoặc không đề cập đến khí thải trong việc xử lý các sản phẩm hoặc bao bì của họ trong các cam kết về biến đổi khí hậu. Báo cáo cho rằng các công ty này đang bán hàng tỷ sản phẩm dưới dạng các chai và gói dùng một lần ở các nước đang phát triển.
Tổ chức Tearfund đang kêu gọi các công ty khẩn trương chuyển sang đóng gói có thể tái sử dụng thay vì dùng túi và chai nhựa để đựng sản phẩm. Tearfund ước tính số lượng chất thải nhựa của các công ty ở mỗi quốc gia được xử lý không đúng cách, đốt hoặc xả ra môi trường bằng cách sử dụng dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB).
Phân tích lượng phát thải của họ được tính toán bằng cách ước tính tỷ lệ nhựa bị đốt cháy của mỗi công ty và kết hợp số lượng này với các yếu tố phát thải cho ba loại nhựa khác nhau. Phân tích này thực hiện trên cơ sở xem xét độc lập.
(Theo www.vpas.vn)
- Thanh tra, kiểm soát chặt chẽ các làng nghề, cơ sở tái chế nhựa(02/05/2024)
- Người mua châu Âu chuyển sang sử dụng PET nguyên sinh khi giá R-PET Flakes tăng cao(02/05/2024)
- Hong Kong (Trung Quốc) cấm đồ bằng nhựa dùng một lần từ 22/4(02/05/2024)
- Cuộc chiến tái chế rác thải nhựa ở Indonesia(02/05/2024)
- CHINAPLAS 2024 -Triển lãm Quốc tế lần thứ 36 về Công nghiệp Nhựa và Cao su(03/05/2024)
- Chung tay hành động thúc đẩy sản phẩm tái chế(20/05/2024)
- Nhựa HDPE có thể tái sử dụng được không(20/05/2024)
- Hướng dẫn mọi người cách phân loại rác thải nhựa (20/05/2024)
- Thời hạn dừng sản xuất, nhập khẩu nhựa dùng một lần(03/06/2024)
- Vì sao Mỹ quyết liệt cấm chai, túi, thìa dĩa nhựa tại các công viên?(03/06/2024)
- Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn sản xuất thành công nhiều sản phẩm nhựa hữu ích và thân thiện môi trường(03/06/2024)
- Rác thải nhựa đại dương và những con số biết nói(17/06/2024)