Theo ước tính, việc đốt bao bì nhựa được tung ra thị trường bởi 4 công ty trên tạo ra 4,6 triệu tấn CO2.
Theo một báo cáo, 4 “đại gia” lớn về đồ uống trên toàn cầu gồm: Coca-Cola, PepsiCo, Nestlé và Unilever chịu trách nhiệm cho hơn nửa triệu tấn ô nhiễm nhựa tại 6 quốc gia đang phát triển mỗi năm, đủ để bao phủ 83 sân bóng đá mỗi ngày.
Tổ chức phi chính phủ của Anh, Tearfund đã tính toán lượng khí thải nhà kính nêu trên từ việc đốt ngoài trời các chai, túi và thùng nhựa do Coca-Cola, PepsiCo, Nestlé và Unilever sản xuất ở các quốc gia đang phát triển, nơi chất thải có thể được xử lý không đúng cách. Lấy mẫu từ một trong sáu quốc gia đang phát triển, phản ánh sự lan rộng trên toàn cầu, Tearfund ước tính việc đốt bao bì nhựa mà các công ty tung ra thị trường có thể tạo ra 4,6 triệu tấn CO2 - tương đương với lượng khí thải từ 2 triệu ô tô.
Tearfund đã phân tích nhựa được đưa ra thị trường ở Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Brazil, Mexico và Nigeria để xem xét tác động của nhựa dùng một lần ở các nước đang phát triển. Các quốc gia này được chọn vì họ là thị trường của các nước đang phát triển lớn, trải rộng khắp ba châu lục. Các gói, chai và thùng được bán ở các quốc gia này thường bị đốt cháy hoặc xả ra bãi rác – tạo ra vấn đề ô nhiễm tương đương với 83 sân bóng bị phủ lượng nhựa cao đến 10 cm mỗi ngày.
Theo báo cáo, 4 công ty thực hiện ít hoặc không đề cập đến khí thải trong việc xử lý các sản phẩm hoặc bao bì của họ trong các cam kết về biến đổi khí hậu. Báo cáo cho rằng các công ty này đang bán hàng tỷ sản phẩm dưới dạng các chai và gói dùng một lần ở các nước đang phát triển.
Tổ chức Tearfund đang kêu gọi các công ty khẩn trương chuyển sang đóng gói có thể tái sử dụng thay vì dùng túi và chai nhựa để đựng sản phẩm. Tearfund ước tính số lượng chất thải nhựa của các công ty ở mỗi quốc gia được xử lý không đúng cách, đốt hoặc xả ra môi trường bằng cách sử dụng dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB).
Phân tích lượng phát thải của họ được tính toán bằng cách ước tính tỷ lệ nhựa bị đốt cháy của mỗi công ty và kết hợp số lượng này với các yếu tố phát thải cho ba loại nhựa khác nhau. Phân tích này thực hiện trên cơ sở xem xét độc lập.
(Theo www.vpas.vn)
- Sự lớn mạnh trong nước, vươn tầm thế giới của doanh nghiệp nhựa Việt Nam(27/09/2023)
- Duy Tân và LaVie hợp tác thu gom và tái chế 11.000 tấn rác thải nhựa(07/10/2023)
- Cách dân Mỹ xử lý rác(07/10/2023)
- Phát hiện đồ nhựa là ‘thủ phạm’ khiến con dậy thì sớm(13/10/2023)
- Kinh hoàng bát đĩa nhựa tại các quán ăn: Rót nước nóng vào, mùi nhựa nồng nặc(13/10/2023)
- Hầu như không có chai nhựa nào được tái chế thành chai mới(19/10/2023)
- Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương: Từ chính sách đến thực tiễn(19/10/2023)
- Cuối cùng khoa học cũng tìm ra cách tái chế mấy cái hộp xôi, thứ rác nhựa khó tái chế nhất hành tinh(24/10/2023)
- Mỗi tuần, một người vô tình ăn lượng nhựa bằng chiếc thẻ tín dụng(24/10/2023)
- Bộ Tài chính ban hành kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025(06/11/2023)
- Hóa chất phthalates trong các sản phẩm nhựa tiêu dùng góp phần gây tử vong sớm(06/11/2023)
- Kiểm soát chất lượng tái chế nhựa (16/11/2023)