Ngoài ra, các sản phẩm đã có giải pháp thay thế không phải nhựa, chẳng hạn như tăm bông, vỏ ô và que phát sáng cũng sẽ bị cấm trong giai đoạn này. Các khách sạn và nhà nghỉ sẽ bị cấm cung cấp đồ vệ sinh cá nhân đựng trong hộp nhựa dùng một lần và các loại chai nước nhựa miễn phí.
Giai đoạn hai, có thể bắt đầu sớm nhất là vào năm 2025, sẽ cấm hộp đựng thức ăn bằng nhựa và phân phối miễn phí các sản phẩm như chỉ nha khoa và nút tai có thân nhựa. Các cơ quan quản lý môi trường Hong Kong (Trung Quốc) đã xây dựng một nền tảng trực tuyến với lời khuyên về cung cấp bộ đồ ăn dùng một lần không dùng nhựa, cho thuê các loại dao, thìa, dĩa và dịch vụ vệ sinh để hỗ trợ ngành ăn uống, nhà cung cấp và công chúng.
Bên cạnh việc cấm nhựa, chính phủ các nước khác đang đầu tư nguồn lực để thúc đẩy các giải pháp tái sử dụng nhằm thay thế bộ đồ ăn dùng một lần.
Hong Kong (Trung Quốc) phải vật lộn với việc xử lý hàng ngàn tấn rác thải nhựa mỗi ngày (Ảnh: SCMP)
Lệnh cấm bộ đồ ăn bằng nhựa dùng một lần xuất phát từ việc Hong Kong (Trung Quốc) phải vật lộn với việc xử lý 11.000 tấn chất thải tại các bãi chôn lấp mỗi ngày. Điều đáng kinh ngạc là khoảng 21% lượng rác thải này bao gồm các mặt hàng nhựa, khiến nó trở thành loại rác thải được đổ nhiều thứ hai sau rác thải thực phẩm. Bằng cách nhắm vào các loại nhựa sử dụng một lần, được thiết kế để sử dụng một lần và sau đó loại bỏ, lệnh cấm nhằm mục đích giải quyết trực tiếp vấn đề cấp bách này.
Lệnh cấm này đồng thời phản ánh xu hướng toàn cầu hướng tới trách nhiệm môi trường. Vào năm 2024, 175 quốc gia sẽ ký Hiệp ước Nhựa của Liên hợp quốc có tính ràng buộc về mặt pháp lý, nhằm mục đích giảm phát thải khí nhà kính liên quan đến sản xuất, sử dụng và thải bỏ nhựa.
Trung Quốc đại lục đã thực hiện những bước đi đáng kể trong việc hạn chế sử dụng và thải bỏ nhựa, với các sáng kiến cắt giảm 30% lượng nhựa sử dụng một lần trong các cơ sở kinh doanh nhà hàng kể từ khi triển khai vào năm 2020. Bằng cách ban hành lệnh cấm phù hợp với các sáng kiến quốc gia và xu hướng quốc tế, Hong Kong (Trung Quốc) đang thể hiện vai trò đi đầu trong việc thực hiện các quy định về môi trường và thực tiễn kinh doanh của Liên hợp quốc.
- Kỹ thuật theo dõi các hạt vi nhựa từ không gian(09/05/2023)
- Thúc đẩy công nghệ tái chế chất thải nhựa tiến tới mục tiêu thực hiện nền kinh tế tuần hoàn(20/05/2023)
- Liên Hiệp quốc: Thế giới có thể cắt giảm 80% ô nhiễm nhựa vào năm 2040(20/05/2023)
- Châu Á cần thức tỉnh trong vấn đề ô nhiễm nhựa trên biển(20/05/2023)
- Tái sử dụng là biện pháp hiệu quả nhất giúp giảm ô nhiễm nhựa(20/05/2023)
- Nguyên liệu bơ sữa Hoa Kỳ: lợi thế cho sự đổi mới và phát triển bền vững(20/05/2023)
- Kết hợp điện mặt trời với sản xuất nông nghiệp, triển vọng phát triển của năng lượng Việt Nam(20/05/2023)
- Thị trường vật liệu in 3D tăng vọt gần 26% mỗi năm(20/05/2023)
- Tái chế rác thành phân vi sinh và hạt nhựa(20/05/2023)
- Đối thoại về nhựa và rác thải nhựa - Khoảng trống chính sách cần thu hẹp(20/05/2023)
- Có nên uống nước nóng trong cốc nhựa dùng một lần?(20/05/2023)
- Đề xuất nhiều giải pháp về chi phí tái chế (27/06/2023)