Kết luận trên được đưa ra trong nghiên cứu chung do 18 trường đại học và viện nghiên cứu tại Nhật Bản cùng 6 nước khác vừa tiến hành, cho thấy xu hướng đáng quan ngại của tình trạng ô nhiễm nhựa đối với hệ động vật biển.
Nghiên cứu phân tích loại dầu tiết ra từ tuyến lông ngay trên đuôi của 145 con chim biển thuộc 32 loài, sinh sống ở 16 địa điểm khác nhau trên toàn thế giới. Kết quả là 76/145 con chim, chiếm 52%, có chứa phụ gia nhựa trong cơ thể. Theo các nhà nghiên cứu, những chất phụ gia được tìm thấy trong chim biển gồm 2 chất chống cháy và 6 chất ổn định để ngăn nhựa không bị biến chất do tia cực tím. Ước tính, khoảng 30% số lượng chim biển trong nghiên cứu ăn phải nhựa trực tiếp, trong khi số còn lại nuốt phải nhựa trong quá trình ăn, uống. Giáo sư Hideshige Takada thuộc Đại học Công nghệ và nông nghiệp Tokyo tham gia nghiên cứu này khẳng định, ngày càng có nhiều chim biển nuốt phải phụ gia nhựa.
Các chuyên gia khuyến cáo, con người cần nhanh chóng chuyển sang sử dụng những chất phụ gia có độc tính thấp, không tích tụ trong cơ thể của các sinh vật sống. Bên cạnh chim biển, nhiều loại sinh vật biển, đặc biệt là rùa, ăn phải rác thải nhựa. Túi nylon trôi nổi trên đại dương trong giống như sứa biển không chỉ về hình dạng mà còn về mùi hương. Theo đó, khi được đưa vào đại dương, theo thời gian, rác thải nhựa sẽ có mùi như các loại thức ăn. Quá trình này diễn ra khi các loại vi khuẩn, tảo tác động vào rác thải nhựa, chẳng bao lâu làm nhựa mất dần những mùi hóa chất vốn có, chuyển sang mùi tự nhiên hơn. Đây được xem là "bẫy" khứu giác, làm các động vật đại dương, đặc biệt là rùa biển, dễ vô tình nuốt phải. Cá voi, chim biển cũng là những loài thường xuyên ăn nhầm các mảnh vụn rác thải nhựa.
Trước đó, một nghiên cứu của Đại học Exeter vào năm 2018 cũng chỉ ra rằng, hơn 100 con rùa biển tham gia khảo sát đều chứa ít nhiều rác thải nhựa bên trong cơ thể. Nghiên cứu cũng dự đoán, đến 99% chim biển sẽ ăn chất thải nhựa vào năm 2050.
(Theo www.vtv.vn)
- Cuộc chiến M&A và cạnh tranh trên sân nhà của ngành nhựa(31/07/2019)
- Tấm nhựa kỹ thuật Hồng Phúc ra đời thay thế các sản phẩm truyền thống lỗi thời(31/07/2019)
- Lượng nhựa thải ra mỗi ngày từ các hãng đồ uống lớn có thể phủ kính hơn 80 sân bóng đá!(12/04/2020)
- Ứng dụng nhựa PE cao phân tử làm áo chống đạn(19/04/2020)
- Tái sử dụng nhựa HDPE để làm đường(26/04/2020)
- Các loại hạt nhựa nguyên sinh thường gặp(16/05/2020)
- Tiềm năng trong công nghệ xử lý và tái chế nhựa(24/05/2020)
- 10 quốc gia đi đầu trong việc thanh toán online(21/06/2020)
- Xăng tăng giá liên tiếp 4 lần!(28/06/2020)
- Chế biến rác thải nhựa polyethylene thành nhiên liệu diesel(11/07/2020)
- Pestalotiopsis microspora - Nấm ăn Nhựa(26/07/2020)
- Ký hiệu các loại nhựa thường gặp(09/08/2020)