Kết luận trên được đưa ra trong nghiên cứu chung do 18 trường đại học và viện nghiên cứu tại Nhật Bản cùng 6 nước khác vừa tiến hành, cho thấy xu hướng đáng quan ngại của tình trạng ô nhiễm nhựa đối với hệ động vật biển.
Nghiên cứu phân tích loại dầu tiết ra từ tuyến lông ngay trên đuôi của 145 con chim biển thuộc 32 loài, sinh sống ở 16 địa điểm khác nhau trên toàn thế giới. Kết quả là 76/145 con chim, chiếm 52%, có chứa phụ gia nhựa trong cơ thể. Theo các nhà nghiên cứu, những chất phụ gia được tìm thấy trong chim biển gồm 2 chất chống cháy và 6 chất ổn định để ngăn nhựa không bị biến chất do tia cực tím. Ước tính, khoảng 30% số lượng chim biển trong nghiên cứu ăn phải nhựa trực tiếp, trong khi số còn lại nuốt phải nhựa trong quá trình ăn, uống. Giáo sư Hideshige Takada thuộc Đại học Công nghệ và nông nghiệp Tokyo tham gia nghiên cứu này khẳng định, ngày càng có nhiều chim biển nuốt phải phụ gia nhựa.
Các chuyên gia khuyến cáo, con người cần nhanh chóng chuyển sang sử dụng những chất phụ gia có độc tính thấp, không tích tụ trong cơ thể của các sinh vật sống. Bên cạnh chim biển, nhiều loại sinh vật biển, đặc biệt là rùa, ăn phải rác thải nhựa. Túi nylon trôi nổi trên đại dương trong giống như sứa biển không chỉ về hình dạng mà còn về mùi hương. Theo đó, khi được đưa vào đại dương, theo thời gian, rác thải nhựa sẽ có mùi như các loại thức ăn. Quá trình này diễn ra khi các loại vi khuẩn, tảo tác động vào rác thải nhựa, chẳng bao lâu làm nhựa mất dần những mùi hóa chất vốn có, chuyển sang mùi tự nhiên hơn. Đây được xem là "bẫy" khứu giác, làm các động vật đại dương, đặc biệt là rùa biển, dễ vô tình nuốt phải. Cá voi, chim biển cũng là những loài thường xuyên ăn nhầm các mảnh vụn rác thải nhựa.
Trước đó, một nghiên cứu của Đại học Exeter vào năm 2018 cũng chỉ ra rằng, hơn 100 con rùa biển tham gia khảo sát đều chứa ít nhiều rác thải nhựa bên trong cơ thể. Nghiên cứu cũng dự đoán, đến 99% chim biển sẽ ăn chất thải nhựa vào năm 2050.
(Theo www.vtv.vn)
- Thúc đẩy công nghệ tái chế chất thải nhựa tiến tới mục tiêu thực hiện nền kinh tế tuần hoàn(20/05/2023)
- Liên Hiệp quốc: Thế giới có thể cắt giảm 80% ô nhiễm nhựa vào năm 2040(20/05/2023)
- Châu Á cần thức tỉnh trong vấn đề ô nhiễm nhựa trên biển(20/05/2023)
- Tái sử dụng là biện pháp hiệu quả nhất giúp giảm ô nhiễm nhựa(20/05/2023)
- Nguyên liệu bơ sữa Hoa Kỳ: lợi thế cho sự đổi mới và phát triển bền vững(20/05/2023)
- Kết hợp điện mặt trời với sản xuất nông nghiệp, triển vọng phát triển của năng lượng Việt Nam(20/05/2023)
- Thị trường vật liệu in 3D tăng vọt gần 26% mỗi năm(20/05/2023)
- Tái chế rác thành phân vi sinh và hạt nhựa(20/05/2023)
- Đối thoại về nhựa và rác thải nhựa - Khoảng trống chính sách cần thu hẹp(20/05/2023)
- Có nên uống nước nóng trong cốc nhựa dùng một lần?(20/05/2023)
- Đề xuất nhiều giải pháp về chi phí tái chế (27/06/2023)
- Nhận biết các loại nhựa và khả năng tái chế chúng(29/06/2023)