(Ảnh minh họa)
50.000 người Indonesia kiến nghị dán cảnh báo về chất độc hại trong bình nước nhựa
Canada liệt nhựa là chất độc hại
Phát hiện hóa chất nhựa trong trứng chim biển
Hóa chất phthalates có mặt trong rất nhiều sản phẩm nhựa trong đời sống hàng ngày như hộp đựng thực phẩm, vỏ chai dầu gội đầu, vỏ hộp mỹ phẩm, chai nước hoa và đồ chơi trẻ em...
Những người nhiễm hàm lượng phthalate cao có nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào, đặc biệt là do bệnh tim mạch, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Pollution. Nghiên cứu ước tính, những trường hợp tử vong này có thể khiến Mỹ bị thiệt hại khoảng 40 đến 47 tỷ USD mỗi năm do năng suất kinh tế bị giảm sút.
Tác giả chính, Tiến sĩ Leonardo Trasande, Giáo sư Nhi khoa, Y học môi trường tại trung tâm y tế học thuật NYU Langone Health tọa lạc ở thành phố New York, cho biết: "Nghiên cứu này bổ sung vào cơ sở dữ liệu ngày càng tăng về tác động của nhựa đối với cơ thể con người, hỗ trợ ngành sức khỏe cộng đồng và các doanh nghiệp nhằm giảm hoặc loại bỏ việc sử dụng đồ nhựa".
Phthalate can thiệp vào cơ chế sản xuất hormone của cơ thể (hệ thống nội tiết) và chúng "có liên quan đến quá trình phát triển của cơ thể, sinh sản, não, hệ miễn dịch và nhiều vấn đề khác", theo Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường quốc gia Mỹ. Ngay cả những sự gián đoạn nội tiết tố nhỏ cũng có thể gây ra "các tác động sinh học và tăng trưởng đáng kể".
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, phthalate có liên quan đến các vấn đề về sinh sản, chẳng hạn như dị tật bộ phận sinh dục và tinh hoàn ở các bé trai, số lượng tinh trùng và nồng độ testosterone thấp hơn ở nam giới trưởng thành. Bên cạnh đó, phthalate có liên quan đến bệnh béo phì ở trẻ em, bệnh hen suyễn, các vấn đề về tim mạch và ung thư.
Hóa chất phthalates có mặt trong rất nhiều sản phẩm nhựa trong đời sống hàng ngày. (Ảnh: CNN)
Có thể nói, "hóa chất có ở khắp mọi nơi" vì chúng rất phổ biến, phthalate được sử dụng trong quá trình sản xuất các sản phẩm nhựa tiêu dùng như ống nước PVC, sàn vinyl, các sản phẩm chống nước mưa và vết bẩn, ống y tế chuyên dụng, vòi phun nước làm vườn và một số đồ chơi trẻ em để làm cho nhựa dẻo hơn và khó bị vỡ hơn.
Những phơi nhiễm phổ biến khác đến từ việc sử dụng phthalates trong bao bì thực phẩm, chất tẩy rửa, quần áo, đồ nội thất và đồ nhựa ô tô. Phthalates cũng được thêm vào các mặt hàng chăm sóc cá nhân như dầu gội đầu, xà phòng, keo xịt tóc và mỹ phẩm giúp cho mùi thơm giữ được lâu hơn.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), người dân bị phơi nhiễm khi hít thở không khí bị ô nhiễm hoặc ăn, uống các loại thực phẩm có tiếp xúc với nhựa.
CDC cho biết: "Trẻ em bò xung quanh và chạm vào nhiều thứ, sau đó đưa tay vào miệng. Với hành vi đưa tay lên miệng, các hạt phthalate trong bụi có thể là nguy cơ cao hơn đối với trẻ em so với người lớn".
Tiến sĩ Trasande chia sẻ, nghiên cứu mới đã đo nồng độ phthalate trong nước tiểu của hơn 5.000 người trưởng thành trong độ tuổi từ 55 đến 64 và so sánh mức độ này với nguy cơ tử vong sớm trong trung bình 10 năm. Các nhà nghiên cứu đã kiểm soát bệnh tim, tiểu đường, ung thư và các tình trạng bệnh lý phổ biến khác, thói quen ăn uống kém, hoạt động thể chất và trọng lượng cơ thể cũng như mức độ của các chất gây rối loạn hormone khác như bisphenol A hoặc BPA.
Ông Trasande nói: "Phthalates gây rối loạn hormone sinh dục nam, testosterone và là yếu tố dự báo bệnh tim mạch ở người trưởng thành".
Hóa chất BPA cũng có liên quan đến những bất thường trong hệ thống sinh sản của trẻ sơ sinh nam và các vấn đề vô sinh sau này ở nam giới trưởng thành, cũng như tình trạng béo phì, bệnh tim, ung thư và tử vong sớm do bất kỳ nguyên nhân nào. Hóa chất tổng hợp này trước đây được tìm thấy trong hầu hết các bình sữa trẻ em, cốc sippy và hộp đựng sữa công thức cho trẻ sơ sinh, cho đến khi các bậc cha mẹ tẩy chay những sản phẩm đó từ hơn một thập kỷ trước. FDA đã cấm sử dụng hóa chất này trong chai lọ và cốc sippy vào năm 2012.
Phthalate can thiệp vào cơ chế sản xuất hormone gây các tác động xấu đối với cơ thể. (Ảnh: Getty)
Ông Trasande khuyến cáo, có thể giảm thiểu việc tiếp xúc với phthalate và các chất gây rối loạn nội tiết khác như BPA, chất vẫn có thể được tìm thấy trong lớp lót của hàng đóng hộp và hóa đơn giấy như tránh đồ nhựa càng nhiều càng tốt; không bao giờ đặt hộp nhựa vào lò vi sóng hoặc máy rửa bát, nơi nhiệt độ cao có thể phá vỡ lớp lót trong sản phẩm để hóa chất có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể hơn; việc nấu ăn ở nhà và giảm sử dụng thực phẩm chế biến có thể làm giảm mức độ tiếp xúc với hóa chất.
Dưới đây là những mẹo khác để giảm tiếp xúc với hóa chất có trong các sản phẩm nhựa tiêu dùng:
- Sử dụng sữa tắm và bột giặt không mùi.
- Sử dụng các chất làm sạch không có mùi hương.
- Sử dụng đồ thủy tinh, thép không gỉ, gốm hoặc gỗ để đựng và bảo quản thực phẩm.
- Mua trái cây và rau tươi hoặc đông lạnh thay vì các loại được đóng hộp và chế biến.
- Khuyến khích rửa tay thường xuyên để loại bỏ hóa chất dính trên tay.
- Tránh các chất làm mát không khí và tất cả các loại nhựa dược dán nhãn số 3, số 6 và số 7.
(Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam)
- Đột phá biến nhựa trở lại thành dầu(16/11/2023)
- Nhà máy phân loại rác nhựa lớn nhất thế giới(23/11/2023)
- Tầm quan trọng của sự ổn định tài chính: Mở khóa tài chính xanh cho ngành nhựa Việt Nam(23/11/2023)
- Nhựa tự chữa lành, tự phân hủy(29/11/2023)
- Acecook Việt Nam đi đầu trong cải tiến sản phẩm giảm nhựa(29/11/2023)
- DUYTAN Recycling và hành trình tái chế nhựa cho cuộc sống tái sinh(06/12/2023)
- Khánh thành cầu nối yêu thương số 104 và khởi công 2 cây cầu mới tại Kiên Giang(06/12/2023)
- Cây gai dầu, cây lanh ứng dụng mới trong vật liệu composite(12/12/2023)
- Tại sao dưới đáy chai nhựa lại có ký hiệu này?(12/12/2023)
- Tác động tiềm ẩn của hạt vi nhựa đối với bệnh viêm ruột(19/12/2023)
- Dự án ‘Kinh tế tuần hoàn nhựa’ của Unilever đạt giải Human Act Prize 2023(19/12/2023)
- Nỗ lực giảm rác thải nhựa ở Việt Nam: Từ hành động nhỏ đến thay đổi lớn(26/12/2023)