Hầu như không có chai nhựa nào được tái chế thành chai mới

TĐS 255, TBĐ 18, Ấp Bình Lợi, Xã Khánh Hoà Đông, Huyện Đức Hoà, Tỉnh Long An

phuchongplastic@gmail.com

Hầu như không có chai nhựa nào được tái chế thành chai mới
19/10/2023 - 02:10:45 PM | 1984
Nếu bạn xem xét tất cả các cái chai nhựa đựng nước trái cây, nước lả, nước ngọt có ga mình đã từng sử dụng, có thể bạn sẽ cho rằng do cái nhãn viết đấy là một cái chai có thể tái chế thì bản thân cái chai cũng được sản xuất bằng nhựa đã tái chế. Tuy nhiên điều này khó luôn là sự thật.

Các nguồn tin của Coca-Cola cho biết chỉ có 7% nhựa họ dùng là xuất xứ từ vật liệu tái chế, theo như công ty cho BuzzFeed News biết.

Công ty Nestlé Waters Bắc Mỹ cho biết 6% chai của họ được làm từ nhựa tái chế . Công ty PepsiCo từ chối cho biết tỷ lệ, chỉ nói rằng số lượng này dã đạt đến 139 triệu ao-xơ vào năm 2015. Một báo cáo mới đây của Tổ chức Hoà bình Xanh (Greenpeace ) phát hiện sáu trong số các công ty sản xuất nước ngọt lớn nhất trừ Coca-Cola, dùng bình quân chỉ 6.6% nhựa tái chế trên phạm vi toàn cầu.

Thay vì được tái chế để làm chai mới, đại đa số các chai nước đựng trái cây được xuất khẩu cho các hảng sản xuất đồ nhựa tại các thị trường mới nổi và được dùng sản xuất vải tổng hợp cho quần áo — một nhu cầu đã được thúc đẩy bởi thời trang đáp ứng phong trào tập thể dục thể thao đang nở rộ — cũng như các sản phẩm thảm, túi xách, bao bì và dây đai cho các thùng đóng hàng.

Điều này có nghĩa là gần như các loại thức uống của chúng ta được đóng gói bằng một loại nhựa mới, một xu hướng được hỗ trợ bởi tình hình giá dầu hạ gần đây — nhựa được chế tạo từ dầu mỏ — chế tạo ra nhựa mới rẻ hơn là vật liệu tái chế. Các nhà môi trường học đang lo âu rằng đối với các công ty sản xuất thức uống sự phát triển trong tương lai dựa vào việc sản xuất thêm các chai dùng môt lần mà trong hệ thống hiện nay chỉ góp phần vào một khối lượng đồ tạp nham ngày càng tăng trên khắp thế giới.

Có thể tái chế ≠ đã được tái chế

Sau một lần dùng duy nhất, hầu như tất cả các chai cuối cùng đi thẳng ra một hố chôn rác hoặc trở thành một loại nhựa khác nào đó — chủ yếu là các loại vải như polyester and tuyết cho quần áo và thảm.

Tuy nhiên theo giám đốc công ty nhựa Leon Farahnik, phần lớn thì “ các tấm thảm không được tái chế lại. Cuối cùng là chúng được thải ra hố chôn rác."

Trong một nỗ lực làm cho ngành thức uống giảm phí phạm đi, công ty của ông CarbonLite gia công các chai nhựa đã sử dụng thành loại nhựa mới để sản xuất chai dành cho các khách hàng như Nestlé và PepsiCo. Loại nước suối Arrowhead của Nestlé chẳng hạn hiện sản xuất 90% chai từ 50% nhựa tái chế.

"Năm mươi năm sau này, khi tôi không còn ở đây nữa, người ta sẽ đào các hố chôn rác và nghĩ rằng chúng ta là những người điên — Làm thế nào mà chúng ta lại đi đào các hố chôn rác này thay vì làm công việc tái chế ?" Farahnik nói.

Khoảng 6 tỷ ao-xơ chai nhựa bị quăng đi hàng năm, và chỉ có 30% trong số này được tái chế, theo nhà phân tích của IBISWorld , Nate Gelman. Trong số 30% này chỉ có một phần năm được gia công thành chai nhựa mới để dùng cho thực phẩm và thức uống.

Định hướng lại mục tiêu tái chế nhựa quy lại là do chi phí: Chyển đổi nhựa tái chế thành sợi để sử dụng làm quần áo và thảm “ít tốn năng lượng hơn và ít khó nhọc hơn" quy trình cần thiết để chuyển đổi nó thành nhựa sản xuất chai dùng cho thực phẩm, Gelman nói.

Tuy vậy nổi khát khao của chúng ta về áo sơ mi , quần, trang phục thể thao giá rẻ còn lâu mới có thể được đáp ứng bởi tất cả các polyester được sản xuất bằng vật liệu tái chế.

Gail Baugh, người huấn luyện mua bán về vải và thời trang tại Đại học bang San Francisco, cho biết bởi vì sợi được làm từ các chai cũ thường có chất lượng kém, chúng cần phải được xay trộn với sợi nguyên thuỷ để đảm bảo chịu lực. Nói chung tỷ lệ vải làm bằng vât liệu tái chế chiếm phần “ bé tí “ bà nói. Phần lớn vẫn vẩn xuất xứ từ vận liệu nguyên thuỷ — tức là nhiều dầu mỏ hơn.

Hàng năm trên toàn thế giới có từ 80 tỷ đến 100 tỷ quần áo được sản xuất, Baugh nói, và “ với mức sản xuất ngày nay chúng ta đã có đầy đủ quần áo để mặc cho mọi người nhiều lần."

Hảng sản xuất quần áo đi ngoài trời Patagonia tái chế các “chai đựng nước ngọt đã dùng, quần áo cũ mòn và phế thải từ nhà máy không thể dùng được (kể cả của chính chúng ta ) thành các sợi polyester để sản xuất quần áo ," trang web của họ nói vậy. Nhưng đó chỉ là một công ty. Hầu hết quần áo cũ, như chai nhựa cuối cùng đều kết thúc ở các hố chôn rác.

Phát triển một hệ thống rộng lớn hơn để tái chế polyester chẳng những sẽ cần đến phương tiện thu gom quần áo, Baugh nói, nhưng đảm bảo các hảng sản xuất vải không dùng chúng trộn lẩn với các vật liệu khác như spandex, khiến chúng sẽ trở thành không thể tái chế được.

Bà nói "Bạn nghĩ rằng nếu tái chế một cái chai thì sẽ tự bào chửa được mình không còn trách nhiệm, nhưng thật ra hoàn toàn không đúng vậy," bà nói.

(Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam)