Theo World Bank, tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa với tốc độ nhanh cũng như thay đổi lối sống ở Việt Nam đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa. Ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền hàng năm ở Việt Nam.
Ít nhất 10% trong số chất thải chưa được quản lý tốt này bị rò rỉ vào đường thủy, khiến Việt Nam trở thành một trong năm nước gây ô nhiễm nhựa trên đại dương hàng đầu trên thế giới. Khối lượng rò rỉ có thể tăng gấp đôi vào năm 2030 theo kịch bản thông thường.
Khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền hàng năm ở Việt Nam.
Năm 2019, Thủ tướng đã có Quyết định số 1746/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 với 5 giải pháp cơ bản.
Các giải pháp bao gồm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; Thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa ở khu vực ven biển và trên biển; Kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn; Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương; Điều tra, khảo sát, rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa đại dương đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 có riêng 1 điều (Điều 73) về Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương với 7 quy định cụ thể.
Trong đó, quy định không được bỏ chất thải nhựa trực tiếp xuống ao, hồ, sông, suối và đại dương; chất thải nhựa phải được thu gom, lưu giữ và đưa vào các cơ sở xử lý; nhà nước khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý chất thải nhựa trên đại dương; Nhà nước hạn chế việc nhập khẩu các nhựa dùng một lần, bao bì khó phân hủy, hàng hóa có chứa chất vi nhựa.
Các cơ quan chức năng, các đoàn thể, chính quyền các cấp ở địa phương đã nỗ lực và sự hưởng ứng bước đầu của người dân trong việc thu gom, xử lý rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn có nhiều vướng mắc cần phải giải quyết theo cách đồng bộ.
Việc tái chế rác thải nhựa ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. (Ảnh: Ngô Nhung)
Trước hết, chưa có định nghĩa để người dân dễ hiểu về 3 loại rác (rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế) theo Luật để tiến hành phân loại. Khâu tuyên truyền trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vẫn được tiến hành, nhưng có những mặt hạn chế, chưa đi sâu rộng vào trong cộng đồng.
Quy định thu gom và phân loại rác từ nguồn, nếu không thực hiện sẽ bị phạt vi phạm hành chính, nhưng lại thiếu chế tài, nếu từ chối thu gom thì người dân sẽ đổ trộm ở mọi nơi có thể mà chính quyền không đủ cơ sở pháp lý để xử phạt, kể cả có phát hiện được thì thủ tục phạt cũng mất nhiều thời gian (giống như phạt đi vệ sinh sai chỗ như đã từng quy định ở Hà Nội).
Đơn vị thu gom rác hiện nay còn ít và thiếu phương tiện thu gom đối với 3 loại rác đã phân loại, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng ven biển và các cơ sở du lịch ven biển.
Phí thu gom rác thải thấp, hiện nay là 6.000 đồng/1 người 1 tháng ở các đô thị lớn (như Hà Nội), các đô thị khác thấp hơn thậm chí ở các vùng nông thôn không thu được chi phí này.
Nghề tái chế phế liệu đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân thôn Xà Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội). (Ảnh: Ngô Nhung)
Giá thành các sản phẩm nhựa một lần ở Việt Nam còn rẻ và tiện lợi nên không hạn chế việc sử dụng. Công nghệ xử lý rác chưa phù hợp, giá thành cao.
Để đưa Luật vào thực tế thì các cơ quan được giao trách nhiệm cần thay đổi tư duy về làm luật, đó là dựa trên thực tế và đến gần và các văn bản hướng dẫn, chỉ có như vậy mục đích của Luật mới đạt được kết quả, đại dương mới không còn rác thải, nhất là rác thải nhựa, góp phần quan trọng cho kinh tế biển của chúng ta phát triển một cách bền vững.
Thời gian thực thi Nghị định 45 "Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường" chậm nhất vào ngày 31/12/2024 không còn nhiều, người dân hy vọng có đủ các yếu tố để Luật triển khai có hiệu quả.
(Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam)
- Những sai lầm thường gặp khi sử dụng tấm nhựa HDPE(23/09/2024)
- Các sản phẩm từ tấm nhựa PE mà bạn có thể tự làm tại nhà(23/09/2024)
- Cách chọn cuộn nhựa PE phù hợp cho doanh nghiệp của bạn chi tiết nhất(23/09/2024)
- Top các nhà sản xuất tấm nhựa HDPE hàng đầu hiện nay(27/09/2024)
- So sánh giá thành của tấm nhựa PE với tấm nhựa PVC(27/09/2024)
- Những mẹo để sử dụng cuộn nhựa PE hiệu quả hơn(27/09/2024)
- Phân tích chi phí: Tấm nhựa HDPE so với PE - Lựa chọn nào tốt hơn?(07/10/2024)
- Top 5 loại tấm nhựa chịu được nhiệt độ cao phổ biến trong công nghiệp(10/10/2024)
- Tấm nhựa PE: Tất tần tật về giá cả, kích thước và địa chỉ mua hàng uy tín(10/10/2024)
- Khám phá ưu và nhược điểm của thớt nhựa từ tấm nhựa PP & PE(16/10/2024)
- Những điều cần biết về tấm nhựa PE trong ngành may mặc(16/10/2024)
- Chia sẻ những kinh nghiệm sử dụng tấm nhựa PE trong xây dựng hệ thống nước(21/10/2024)