Pulsar Fusion, công ty năng lượng nhiệt hạch Bletchley, tiến hành các thử nghiệm thành công ở COTEC, một căn cứ quân sự của Bộ Quốc phòng Anh ở Salisbury, vào hôm 17 và 18/11. Động cơ tên lửa chạy bằng rác thải nhựa có nhiều ứng dụng rộng rãi, bao gồm chở người và vệ tinh vào không gian, theo Pulsar Fusion.
Tham vọng lớn nhất của Pulsar Fusion là sản xuất động cơ đẩy siêu thanh, sử dụng công nghệ năng lượng nhiệt hạch để du hành liên hành tinh, giúp giảm một nửa thời gian bay tới sao Hỏa. Hiện nay, công ty đang phát triển một nguyên mẫu lò phản ứng nhiệt hạch được thiết kế để tạo ra plasma nóng hơn bề mặt Mặt Trời. Thử nghiệm lửa tĩnh vào tuần trước cho thấy hiệu ứng hình ảnh ấn tượng dưới dạng sóng xung kích kim cương, mẫu sóng thường xuất hiện trong ống xả của hệ thống đẩy không gian. Tiếp theo, công ty đã tiến hành biểu diễn động cơ trước các khách hàng trong ngành hàng không vũ trụ ở Thụy Sĩ hôm 25/11.
Động cơ tên lửa của Pulsar là động cơ lai, sử dụng nhiên liệu đẩy ở hai pha khác nhau (lỏng và khí/chất lỏng). Tên lửa "xanh" này hoạt động nhờ polyethylene mật độ cao (HDPE) thu được từ quá trình tái chế nhựa và oxit nitơ. Khi đốt cháy cùng nhau, hai nhiên liệu này tạo ra cột khói không độc hại. Theo Richard Dinan, giám đốc điều hành Pulsar Fusion, động cơ lai có thể chạy bằng rác thải nhựa tái chế trong khi động cơ nhiên liệu lỏng thì không. Các chai lọ nhựa và nhiều chất thải khác có thể được nung chảy và đúc thành khối hình trụ để đặt vào tên lửa trước mỗi lần khai hỏa.
Hồi tháng 9/2021, Pulsar Fusion được chính phủ Anh cấp kinh phí để phát triển động cơ plasma. Những động cơ đẩy của Pulsar có thể chịu độ rung 20 g mô phỏng phóng tên lửa trong những thử nghiệm gần đây tại Hawaii. Năm 2025, Pulsar Fusion đặt mục tiêu phát triển động cơ đẩy năng lượng nhiệt hạch dùng cho thử nghiệm lửa tĩnh. Năm 2027, công ty sẽ chế tạo và phóng thử nghiệm động cơ tên lửa năng lượng nhiệt hạch lên quỹ đạo.
(Theo VPAS.vn)
Xem thêm: Tấm nhựa HDPE là gì?
- Thúc đẩy công nghệ tái chế chất thải nhựa tiến tới mục tiêu thực hiện nền kinh tế tuần hoàn(20/05/2023)
- Liên Hiệp quốc: Thế giới có thể cắt giảm 80% ô nhiễm nhựa vào năm 2040(20/05/2023)
- Châu Á cần thức tỉnh trong vấn đề ô nhiễm nhựa trên biển(20/05/2023)
- Tái sử dụng là biện pháp hiệu quả nhất giúp giảm ô nhiễm nhựa(20/05/2023)
- Nguyên liệu bơ sữa Hoa Kỳ: lợi thế cho sự đổi mới và phát triển bền vững(20/05/2023)
- Kết hợp điện mặt trời với sản xuất nông nghiệp, triển vọng phát triển của năng lượng Việt Nam(20/05/2023)
- Thị trường vật liệu in 3D tăng vọt gần 26% mỗi năm(20/05/2023)
- Tái chế rác thành phân vi sinh và hạt nhựa(20/05/2023)
- Đối thoại về nhựa và rác thải nhựa - Khoảng trống chính sách cần thu hẹp(20/05/2023)
- Có nên uống nước nóng trong cốc nhựa dùng một lần?(20/05/2023)
- Đề xuất nhiều giải pháp về chi phí tái chế (27/06/2023)
- Nhận biết các loại nhựa và khả năng tái chế chúng(29/06/2023)