Vỏ chai bia và các loại nước giải khát có thể sẽ sớm được thay thế bằng bao bì sản xuất từ thực vật theo một dự án tiên phong nhằm biến thực vật được canh tác bền vững thành nhựa. Những chai nhựa được chất thành đống tại một nhà máy tái chế gần Bangkok ở Thái Lan. Khoảng 300 triệu tấn nhựa được sản xuất hàng năm và hầu hết không được tái chế.
Công ty hóa sinh Avantium ở Hà Lan đang khởi động một dự án tiên phong với hy vọng sản xuất nhựa từ đường thực vật thay vì nhiên liệu hóa thạch. Dự án của công ty đã được hãng sản xuất bia Carlsberg hậu thuẫn nhằm thay thế các chai nhựa đựng bia và nước giải khát bằng chai các-tông được lót một lớp nhựa thực vật bên trong.
Bên cạnh đó, dự án cũng được hãng Coca-Cola và Danone hỗ trợ với hy vọng sẽ bảo đảm tương lai cho các sản phẩm đóng chai bằng cách khắc phục thiệt hại môi trường do ô nhiễm nhựa và việc phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Mỗi năm, thế giới có khoảng 300 triệu tấn nhựa được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, được coi là một nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng khí hậu. Hầu hết số nhựa này không được tái chế, tạo ra các hạt vi nhựa gây tai họa khắp các đại dương. Trong khi đó, hạt vi nhựa có thể mất hàng trăm năm để phân hủy hoàn toàn. Nhựa thực vật của Avantium được sản xuất đủ khả năng đàn hồi để chứa đồ uống có ga. Các thử nghiệm cho thấy nhựa thực vật sẽ phân hủy trong một năm nếu sử dụng thùng ủ phân sinh học và phân hủy trong một vài năm trong điều kiện bình thường ở ngoài trời. Tuy nhiên, lý tưởng nhất là khi nó được tái chế – Van Aken, Giám đốc điều hành của Avnatinum cho biết.
Công ty này dự tính sẽ phá vỡ các loại đường thực vật bền vững thành các cấu trúc hóa học đơn giản, sau đó chúng có thể được sắp xếp lại để tạo thành một loại nhựa thực vật mới – có thể xuất hiện trên kệ siêu thị vào năm 2023. Dự án tiên phong này dự kiến sẽ tạo ra khoảng 5.000 tấn nhựa mỗi năm bằng cách sử dụng đường từ ngô, lúa mì hoặc củ cải đường. Tuy nhiên, Avantium kỳ vọng rằng việc sản xuất sẽ tăng lên khi nhu cầu về nhựa tái tạo tăng cao.
Trong thời gian này, Avantium có kế hoạch sử dụng đường thực vật từ chất thải hữu cơ có nguồn gốc bền vững để việc sản xuất nhựa thực vật không ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.
(Theo VPAS.vn)
- Không để Hiệp ước toàn cầu về nhựa đi vào bế tắc(26/12/2023)
- Thụy Điển mở nhà máy hiện đại để tăng gấp đôi lượng nhựa tái chế(04/01/2024)
- Tại sao bia ít được đóng trong chai nhựa?(04/01/2024)
- Pháp cấm bao bì nhựa cho sản phẩm tươi sống vào năm 2024(10/01/2024)
- Vì sao chai nhựa luôn có phần đáy không bằng phẳng?(10/01/2024)
- Chủ động vào cuộc tái chế sản phẩm, bao bì(17/01/2024)
- Thành công từ công nghệ tái chế rác thải nhựa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội(17/01/2024)
- Ngành công nghiệp ô tô đang ứng dụng tái chế như thế nào!(24/01/2024)
- Bao bì nhựa PE - Giải pháp bền vững cho môi trường(22/02/2024)
- Nhựa PE có độc hại không? Ứng dụng của nhựa PE trong đời sống(26/02/2024)
- Giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam thông qua dữ liệu số(26/02/2024)
- Nan giải việc tái chế rác thải nhựa(06/03/2024)