Cuộc chiến tái chế rác thải nhựa ở Indonesia

TĐS 255, TBĐ 18, Ấp Bình Lợi, Xã Khánh Hoà Đông, Huyện Đức Hoà, Tỉnh Long An

phuchongplastic@gmail.com

Cuộc chiến tái chế rác thải nhựa ở Indonesia
02/05/2024 - 10:05:27 AM | 1088
Bờ biển phía tây của đảo Java ở Indonesia nổi tiếng với những người lướt sóng trong những kỳ nghỉ nổi tiếng thế giới. Có một thế giới dưới nước hùng vĩ để khám phá. Nhưng không thể lướt sóng hoặc lặn với ống thở mà không đụng phải chai nước bằng nhựa, cốc dùng một lần và giấy gói thực phẩm.

Bờ biển phía tây của đảo Java ở Indonesia nổi tiếng với những người lướt sóng trong những kỳ nghỉ nổi tiếng thế giới. Có một thế giới dưới nước hùng vĩ để khám phá. Nhưng không thể lướt sóng hoặc lặn với ống thở mà không đụng phải chai nước bằng nhựa, cốc dùng một lần và giấy gói thực phẩm.

Rác đôi khi tạo thành những hòn đảo trên biển và phần lớn trôi dạt vào bờ, tích tụ thành núi rác trên bãi biển.

Thế giới thải ra khoảng 400 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm. Mỗi ngày có trung bình 2.000 xe tải chở chất thải nhựa đổ ra biển, sông hồ.

Bất chấp những nỗ lực toàn cầu nhằm mang lại tuổi thọ lâu hơn cho các sản phẩm nhựa, chỉ có 9% trong số đó thực sự được tái chế. Hầu hết rác thải nhựa đều được đưa đến các bãi chôn lấp hoặc được chuyển đến những nơi như Indonesia và các quốc gia Đông Nam Á khác, nhiều quốc gia trong số đó đã chìm trong tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa.

Dọn dẹp bãi biển ở Indonesia không phải là một nhiệm vụ nhỏ. Đất nước này là nước sản xuất rác thải nhựa lớn thứ hai thế giới. Là quần đảo dài nhất thế giới – trải dài bằng khoảng cách từ London đến New York – Indonesia có đường bờ biển rộng lớn và diện tích mặt nước biển gấp ba lần diện tích đất liền, khiến đánh bắt cá trở thành ngành công nghiệp mà hàng chục triệu người dựa vào.

Nếu không có các dịch vụ nhà nước đầy đủ để giữ cho các bãi biển không có rác, cộng đồng ngư dân phải ở tuyến đầu trong công cuộc dọn dẹp.

Bãi biển Loji, trên đảo Java của Indonesia, là một trong những nơi bị ô nhiễm nặng nhất ở nước này.

Bãi biển Loji, nép mình trong một vịnh ở tây Java, đặc biệt dễ bị chất thải nhựa tràn ra. Dòng hải lưu cuốn chất thải vào vịnh nơi nó bị mắc kẹt và đọng lại trên cát.

Rác trôi trên bãi biển trở thành vấn nạn toàn cầu

“Không có cộng đồng thực sự nào sống ở đây. Không có con đường thích hợp dẫn ra bãi biển nên không có người dân địa phương nào dọn dẹp sạch sẽ như bạn thấy ở các vùng khác của đất nước” - Edu Ponces, một nhiếp ảnh gia ở Barcelona cho biết. “Biển Loji đang nói với chúng ta điều gì đó: nếu chúng ta quyết định không hành động nhiều hơn nữa về rác thải nhựa thì đây chính là những gì biển sẽ trả lại cho chúng ta”.

Marsinah là một phụ nữ Indonesia thu gom rác thải nhựa trên bãi biển Loji. Sau đó, cô cố gắng bán nó cho các trung tâm tái chế không chính thức - đó là cách duy nhất để cô có thể kiếm được thu nhập kể từ khi chồng cô qua đời. Đôi khi chính quyền địa phương mua rác thải mà cô và những người khác thu gom, ngay cả khi không sử dụng được, chỉ để kiếm sống.

Ngư dân tách cá ra khỏi rác thải nhựa thu được trong lưới của họ. Việc tách nhựa và phân loại sản phẩm đánh bắt được là một công việc ngày càng tốn nhiều công sức khi lượng chất thải ngày càng tăng.

Xa hơn về phía bờ biển Java tại bãi biển Pangadaran, Rahmat Hidayat có một công việc quan trọng: anh ra thuyền thả lưới, sau đó các đồng nghiệp của anh sẽ thu lưới. Anh nói rằng họ đang đánh bắt ít cá hơn trước đây và lượng nhựa trong chuyến đánh bắt của họ ngày càng tăng.

Anh và các ngư dân dành hàng giờ để tách nhựa và cá sau khi đánh bắt. Càng ngày, nhựa và các hạt vi nhựa nhỏ càng xâm nhập vào chuỗi thức ăn khi cá tiếp xúc thường xuyên với rác thải nhựa đại dương.

Để ngăn chặn vòng luẩn quẩn này, một số làng chài truyền thống đang chuyển sang các phương tiện đánh bắt khác.

Ngư dân Rahmat Hidayat cho biết mẻ lưới đánh bắt của ông có ít cá hơn và nhiều nhựa hơn.

Indonesia là một trong số các quốc gia Đông Nam Á đã thắt chặt các quy định nhập khẩu rác thải nhựa nhằm ngăn chặn việc trở thành bãi rác thải nhựa của các nước như Trung Quốc, Mỹ và các nước Liên minh Châu Âu (EU). Indonesia sẽ chỉ cho phép vận chuyển các sản phẩm có thể tái chế hoàn toàn, nhưng nước láng giềng phía bắc, Thái Lan, đã đi xa hơn: nước này cấm tất cả các lô hàng rác thải nhựa bắt đầu từ năm 2025.

Người dân nhặt rác thải trên bờ biển ở Indonesia

Đồng thời, Liên minh châu Âu sẽ cấm xuất khẩu rác thải nhựa sang các nước đang phát triển vào năm 2026. Trớ trêu thay, điều đó đã dẫn đến sự gia tăng xuất khẩu rác thải nhựa từ EU sang Đông Nam Á, khi các công ty châu Âu đổ xô xả rác trước thời hạn là ngày bắt đầu của lệnh cấm.

Nhiếp ảnh gia Ponces nói rằng việc nhìn thấy những đống nhựa tại các trung tâm tái chế ở Bangkok đã để lại ấn tượng sâu sắc với anh và củng cố mức độ nghiêm trọng của vấn đề toàn cầu này.

“Tôi chụp xong những bức ảnh này và đến cửa hàng tiện lợi mua một chiếc bánh sandwich gói trong bao nhựa, và tôi nhận ra mình cũng là một phần của vấn đề. Tất cả chúng ta cần phải thay đổi điều này” - ông nói.

“Đại dương đã trở thành khu vực chiến đấu chính cho cuộc khủng hoảng khí hậu và môi trường. Trong hơn một năm qua, chúng ta đã có ngày tăng nhiệt độ kỷ lục hàng ngày và quá trình axit hóa đang làm thay đổi rất nhiều thứ trong các đại dương trên thế giới. Có rất nhiều cái chết trong đại dương nhưng chúng ta không thấy điều đó - tất cả đều xảy ra dưới nước. Nhưng vấn đề về nhựa đã trôi dạt vào bờ biển và đó chỉ là một cách để cho mọi người thấy điều gì đang xảy ra ở vùng biển của chúng ta” – ông nói.

Rác mắc vào lưới đánh cá của ngư dân Indonesia

Ngư dân ra khơi đánh cá trong vùng biển bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa

Các chai nhựa ở những trung tâm tái chế