Một nhóm nghiên cứu tại trường đại học Illinois Urbana-Champaign, Mỹ đã phát triển một quy trình chứng minh ý tưởng tái sinh nhựa PE tái sinh, bằng một lò phản ứng tạo ra dòng chảy chất propylene, có thể được biến thành PP bằng công nghệ hiện tại. Lò phản ứng thực hiện điều này bằng phương pháp cắt các phân tử PE nhiều lần thành các mảnh nhỏ phân tử propylene. Quá trình được thực hiện khi một chất xúc tác loại bỏ hydro khỏi chuỗi PE, tạo ra một vị trí mà phản ứng diễn ra ra.
Cụ thể, quá trình này bao gồm một mức độ nhỏ quá trình khử bão hòa của từng chuỗi polyetylen bằng chất xúc tác khử hydro, tiếp theo là sự phân hủy ổn định của các chuỗi thành các phân tử monome propylen thông qua phản ứng đồng phân hóa với chất xúc tác thứ 2 và phản ứng metathesis với etylen với chất xúc tác thứ 3 để quá trình có thể được lặp lại bởi chất xúc tác thứ 1. Khi quá trình hoàn tất, 95% thành phẩm là propylene. 5% còn lại là butene, một hóa chất có nhiều ứng dụng trong ngành sản xuất nhựa, xăng dầu và sản xuất cao su.
Công nghệ mới này giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa thải ra mỗi năm
Quy trình chuyển hóa các phân tử PE thành PP được công bố trong một bản báo cáo công trình nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Hóa học Mỹ ngày 7/10.
Theo phân tích sơ bộ của các nhà nghiên cứu, chỉ cần 20% sản lượng nhựa PE trên thế giới có thể được thu hồi và chuyển đổi bằng phương pháp này, có thể giảm lượng khí thải nhà kính tương đương với lượng khí thải mà 3 triệu xe ô tô xả ra trên đường.
Giáo sư Guironnet, ngành kỹ thuật hóa học và phân tử sinh cho biết, công nghệ chuyển hóa PE thành PP có khả năng mở rộng và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu hiện tại của ngành nhựa dân dụng. Hiện nghiên cứu đang có những thách thức để có thể được áp dụng ở quy mô công nghiệp. Theo ông, thách thức lớn nhất là độ ổn định của chất xúc tác. Để mở rộng quy trình đến cấp độ công nghiệp, cần phát triển các chất xúc tác cực kỳ mạnh. Chất thải PE luôn có rất nhiều tạp chất đi kèm, để có thể mở rộng ở mức sản xuất công nghiệp, các nhà khoa học cần tìm ra các chất xúc tác không bị ảnh hưởng bởi những tạp chất.
Nếu các nhà khoa học phát triển được các chất xúc tác đủ ổn định, thì quá trình chuyển đổi rác thải PE được thực hiện rộng rãi không cần phải làm sạch nhưng nếu chất xúc tác nhạy cảm, rác thải PE phải được làm sạch, yêu cầu này sẽ khiến quy trình trở nên đắt hơn và không phù hợp ứng dụng thực tế.
(Theo www.vpas.vn)
- Bao bì cứng thu được lợi ích nhờ tính linh hoạt của nhựa(22/04/2023)
- Chế tạo nhựa từ chiết xuất quả chanh và khí CO2 bằng kỹ thuật công nghệ (22/04/2023)
- Mạng lưới Vườm ươm Doanh nghiệp hỗ trợ Startup Việt Nam mở rộng quy mô phát triển giải pháp tái chế rác thải nhựa(28/04/2023)
- Vi nhựa xâm nhập vào não chỉ 2 giờ sau khi nuốt phải(28/04/2023)
- Tin tức Cổ phiếu dậy sóng, doanh nghiệp nhựa kinh doanh ra sao trong quý 1?(09/05/2023)
- Tin tức Nhập khẩu PE của Trung Quốc từ Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong quý 1 năm 2023(09/05/2023)
- Tin tức Giá LDPE film ở mức thấp nhất trong khoảng 2 năm rưỡi qua tại Trung Quốc và Đông Nam Á(09/05/2023)
- Đại hội cổ đông Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong năm 2023: Quyết định mức chia cổ tức năm 2022 là 20% bằng tiền(09/05/2023)
- Tin tức Thị trường polymer căng thẳng trước kỳ nghỉ lễ và cuộc bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ(09/05/2023)
- Tin tức Xe máy Yamaha bán ở Đông Nam Á từ năm nay sẽ sử dụng nhựa tái chế(09/05/2023)
- Cập nhật về công suất PE mới ở Mỹ(31/07/2019)
- Ngành nhựa Việt Nam có thể ảnh hưởng ra sao trước lệnh cấm nhập phế liệu nhựa của Trung Quốc?(31/07/2019)