Một nhóm nghiên cứu tại trường đại học Illinois Urbana-Champaign, Mỹ đã phát triển một quy trình chứng minh ý tưởng tái sinh nhựa PE tái sinh, bằng một lò phản ứng tạo ra dòng chảy chất propylene, có thể được biến thành PP bằng công nghệ hiện tại. Lò phản ứng thực hiện điều này bằng phương pháp cắt các phân tử PE nhiều lần thành các mảnh nhỏ phân tử propylene. Quá trình được thực hiện khi một chất xúc tác loại bỏ hydro khỏi chuỗi PE, tạo ra một vị trí mà phản ứng diễn ra ra.
Cụ thể, quá trình này bao gồm một mức độ nhỏ quá trình khử bão hòa của từng chuỗi polyetylen bằng chất xúc tác khử hydro, tiếp theo là sự phân hủy ổn định của các chuỗi thành các phân tử monome propylen thông qua phản ứng đồng phân hóa với chất xúc tác thứ 2 và phản ứng metathesis với etylen với chất xúc tác thứ 3 để quá trình có thể được lặp lại bởi chất xúc tác thứ 1. Khi quá trình hoàn tất, 95% thành phẩm là propylene. 5% còn lại là butene, một hóa chất có nhiều ứng dụng trong ngành sản xuất nhựa, xăng dầu và sản xuất cao su.
Công nghệ mới này giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa thải ra mỗi năm
Quy trình chuyển hóa các phân tử PE thành PP được công bố trong một bản báo cáo công trình nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Hóa học Mỹ ngày 7/10.
Theo phân tích sơ bộ của các nhà nghiên cứu, chỉ cần 20% sản lượng nhựa PE trên thế giới có thể được thu hồi và chuyển đổi bằng phương pháp này, có thể giảm lượng khí thải nhà kính tương đương với lượng khí thải mà 3 triệu xe ô tô xả ra trên đường.
Giáo sư Guironnet, ngành kỹ thuật hóa học và phân tử sinh cho biết, công nghệ chuyển hóa PE thành PP có khả năng mở rộng và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu hiện tại của ngành nhựa dân dụng. Hiện nghiên cứu đang có những thách thức để có thể được áp dụng ở quy mô công nghiệp. Theo ông, thách thức lớn nhất là độ ổn định của chất xúc tác. Để mở rộng quy trình đến cấp độ công nghiệp, cần phát triển các chất xúc tác cực kỳ mạnh. Chất thải PE luôn có rất nhiều tạp chất đi kèm, để có thể mở rộng ở mức sản xuất công nghiệp, các nhà khoa học cần tìm ra các chất xúc tác không bị ảnh hưởng bởi những tạp chất.
Nếu các nhà khoa học phát triển được các chất xúc tác đủ ổn định, thì quá trình chuyển đổi rác thải PE được thực hiện rộng rãi không cần phải làm sạch nhưng nếu chất xúc tác nhạy cảm, rác thải PE phải được làm sạch, yêu cầu này sẽ khiến quy trình trở nên đắt hơn và không phù hợp ứng dụng thực tế.
(Theo www.vpas.vn)
- Thúc đẩy công nghệ tái chế chất thải nhựa tiến tới mục tiêu thực hiện nền kinh tế tuần hoàn(20/05/2023)
- Liên Hiệp quốc: Thế giới có thể cắt giảm 80% ô nhiễm nhựa vào năm 2040(20/05/2023)
- Châu Á cần thức tỉnh trong vấn đề ô nhiễm nhựa trên biển(20/05/2023)
- Tái sử dụng là biện pháp hiệu quả nhất giúp giảm ô nhiễm nhựa(20/05/2023)
- Nguyên liệu bơ sữa Hoa Kỳ: lợi thế cho sự đổi mới và phát triển bền vững(20/05/2023)
- Kết hợp điện mặt trời với sản xuất nông nghiệp, triển vọng phát triển của năng lượng Việt Nam(20/05/2023)
- Thị trường vật liệu in 3D tăng vọt gần 26% mỗi năm(20/05/2023)
- Tái chế rác thành phân vi sinh và hạt nhựa(20/05/2023)
- Đối thoại về nhựa và rác thải nhựa - Khoảng trống chính sách cần thu hẹp(20/05/2023)
- Có nên uống nước nóng trong cốc nhựa dùng một lần?(20/05/2023)
- Đề xuất nhiều giải pháp về chi phí tái chế (27/06/2023)
- Nhận biết các loại nhựa và khả năng tái chế chúng(29/06/2023)