Chỉ 9% trong 353 triệu tấn rác thải nhựa được tái chế

TĐS 255, TBĐ 18, Ấp Bình Lợi, Xã Khánh Hoà Đông, Huyện Đức Hoà, Tỉnh Long An

phuchongplastic@gmail.com

Chỉ 9% trong 353 triệu tấn rác thải nhựa được tái chế
10/03/2022 - 11:03:33 AM | 2946
Một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) mới công bố (ngày 22.2) cho biết trong năm 2021, thế giới thải ra 353 triệu tấn rác thải nhựa nhưng lượng rác được tái chế chỉ đạt 9%, 19% được tiêu hủy và gần 50% chôn lấp tại các hố rác đủ tiêu chuẩn.

Báo cáo cho biết, trong năm 2021 thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa, gần gấp đôi so với con số ghi nhận năm 2000. Cùng với đó, lượng rác thải nhựa lên tới hơn 353 triệu tấn, cũng tăng hơn gấp đôi. Đại dịch Covid-19 đã chứng kiến việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần tăng đáng kể.

 

Theo tính toán, năm 2019, nhựa góp phần sản sinh ra 3,4% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. Trong đó 90% là từ hoạt động sản xuất nhựa từ nhiên liệu hóa thạch. Báo cáo của OECD được đưa ra trước thềm một hội nghị về môi trường của Liên Hiệp Quốc (dự kiến ngày 28.2 tới tại Kenya), trong đó các bên tham gia có thể thảo luận một hiệp ước về sử dụng sản phẩm nhựa trong tương lai. Theo OECD cần có chính sách hạn chế việc sử dụng nhựa nói chung. Bên cạnh đó đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng quản lý rác thải cơ bản, cần đầu tư 25 tỉ euro mỗi năm vào những nỗ lực ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.

 

chi-9-trong-353-trieu-tan-rac-thai-nhua-duoc-tai-che-01

 

Riêng tại Việt Nam, trung bình mỗi năm lượng rác thải nhựa khoảng 1,8 triệu tấn. Mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng khoảng một kg túi nilon mỗi tháng; hơn 80% số đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Trong một vài năm gần đây, tác động tổng hợp từ dịch bệnh Covid-19 làm cho người dân hạn chế ra đường và các ứng dụng giao nhận thức ăn nhanh ngày càng phát triển làm cho số lượng sản phẩm nhựa dùng một lần gia tăng đáng kể. Bên cạnh sự tiện lợi thì hệ quả của nó là môi trường sẽ bị tác động tiêu cực rất lớn trong một thời gian dài.

 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, rác thải nhựa như túi nilon, cốc nhựa, ống hút chỉ sau ít phút sử dụng sẽ bị vứt bỏ ra môi trường và phải mất từ 400 đến 1.000 năm mới có thể phân hủy. Rác thải nhựa, tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người cùng các loài sinh vật khác. Rác thải nhựa rất khó phân hủy ngay cả khi được chôn lấp, chúng vẫn tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm làm thay đổi tính chất vật lý của đất, ngăn cản oxy đi qua đất, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loài động, thực vật… 

 

(Theo www.vpas.vn)